Tin thế giới cuối ngày: Tổng thống Philippines tiếp tục chính sách coi thường Mỹ

Hôm 25/10, tại Nhật Bản, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiếp tục có những lời lẽ nặng nề với Mỹ, nhưng khẳng định tình cảm thân thiết với Nhật Bản. NATO đang tìm cách huy động quân đội với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh ra sát biên giới Nga.

Philippines – Mỹ - Nhật Bản

* Reuters đưa tin, phát biểu tại Nhật Bản hôm 25/10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho hay, chuyến thăm vừa qua của ông đến Trung Quốc chỉ bàn về vấn đề kinh tế.

Ngoài ra, ông vẫn tiếp tục có những lời lẽ nặng nề đối với đồng minh Mỹ và đe dọa sửa đổi hoặc hủy bỏ các thỏa thuận quốc phòng với Mỹ. Đặc biệt, ông tuyên bố: "Tôi đã tuyên bố rằng tôi sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập. Tôi muốn, có thể trong hai năm tới, đất nước tôi không còn có sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài. Tôi muốn họ ra khỏi đất nước tôi”.

Tuy vậy, ông Duterte cam kết duy trì mối quan hệ gần gũi lâu năm với Nhật Bản.

Tin thế giới cuối ngày: Tổng thống Philippines tiếp tục chính sách coi thường Mỹ - ảnh 1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte

* AP đưa tin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterteđã tới Tokyo để bắt đầu chuyến thăm kéo dài 3 ngày (25-27/10). Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Nhật Bản của ông Duterte trên cương vị Tổng thống Philippines. Nội dung bàn thảo chính trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Duterte là chính sách đối ngoại của Philippines với Mỹ và Nhật Bản có thể làm gì để hàn gắn mối quan hệ đồng minh đang rạn nứt giữa Washington và Manila.

Giới chức Nhật Bản không chỉ lo lắng về chính sách đối ngoại với Mỹ của Tổng thống Duterte mà còn khả năng nhà lãnh đạo Philippines sẽ lại nhai kẹo cao su khi gặp Nhật hoàng Akihito như trong buổi gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

NATO – Nga

* Hôm 25/10, Tổng Thư ký NATO Jeans Stoltenberg cho rằng, kể từ năm 2000,Nga đã tăng gấp 3 lần ngân sách quân sự. Điều này cho phép Nga đầu tư đáng kể để tạo dựng các khả năng quân sự mới.

Bên cạnh đó, ông Stoltenberg còn bày tỏ quan ngại về việc Nga điều tàu sân bay duy nhất của mình mang tên “Đô đốc Kuznetsov” đến Syria để “sử dụng như một căn cứ phục vụ cho các cuộc tấn công mới nhằm vào thành phố Aleppo của Syria”.

* Reuters đưa tin, NATO đang thúc giục các nước thành viên đóng góp để tăng cường sự hiện diện quân sự ở phía sườn đông.

Tin thế giới cuối ngày: Tổng thống Philippines tiếp tục chính sách coi thường Mỹ - ảnh 2

Tổng Thư ký NATO Jeans Stoltenberg

Mỹ hy vọng châu Âu (gồm Pháp, Đan Mạch, Italia và các đồng minh khác) sẽ thực hiện cam kết đóng góp 4 nhóm chiến đấu với 4.000 binh sĩ cho kế hoạch này.

4 nhóm trên do Mỹ dẫn đầu sẽ cùng các lực lượng của Đức, Anh và Canada, từ bộ binh đến lực lượng điều khiển máy bay không người lái, sẽ được triển khai tại Ba Lan, Lithuania, Estonia và Latvia.

Các nhóm chiến đấu được cử đến Ba Lan, Lithuania, Estonia và Latvia sẽ được hỗ trợ bởilực lượng phản ứng nhanh gồm 40.000 quân của NATO, và các lực lượng bổ trợ khác nếu cần thiết.

Triều Tiên – Mỹ

* BBC dẫn lời Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper cho rằng, chính sách thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ chắc chắn sẽ thất bại. Ông Clapper nhấn mạnh, các biện pháp đối phó của Mỹ, thường được đưa ra sau các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, là không thực tế.

Theo ông, biện pháp tốt nhất là tìm cách “bịt” hay chặn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng cũng không phải đơn giản.

Tin thế giới cuối ngày: Tổng thống Philippines tiếp tục chính sách coi thường Mỹ - ảnh 3

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn khẳng định sẽ không thay đổi chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên và sẽ tiếp tục tìm cách phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Bầu cử Mỹ

* Reuters đưa tin, hôm 25/10, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump cho rằng, chính sách đối ngoại của bà Hillary Clinton ở Syria sẽ châm ngòi Chiến tranh Thế giới thứ III.

Ông Trump cho rằng, Mỹ nên tập trung vào việc đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thay vì ép Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức. Sở dĩ ông Trump tuyên bố như vậy bởi bà Clinton là người đã đề xuất thành lập một vùng cấm bay ở Syria, một động thái có thể gây xung đột, thậm chí dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự với Nga.

Bên cạnh đó, ông Trump cũng chỉ trích đảng Cộng hòa không đoàn kết để ủng hộ ông trong quá trình tranh cử. Reuters dẫn lời ông cho hay: "Nếu chúng ta đoàn kết, chúng ta sẽ không thua bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử này".

* Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có 5 bên tham gia tranh cử, đó là: đảng Dân chủ, đảng Cộng hoà, đảng Tự do, đảng Xanh và đảng Lập hiến, cùng một ứng cử viên độc lập.

Ngoài hai ứng viên nổi bật nhất là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump thì còn có thêm hai ứng viên khác vẫn tiếp tục cuộc đua cho tới phút cuối cùng. Đảng Tự do xác nhận Cựu thống đốc bang New Mexico Gary Johnson làm đại diện đảng này ra tranh cử và bà Jill Stein là ứng cử viên đảng Xanh.

Tuy nhiên, những ứng cử viên độc lập hoặc ở đảng thứ ba không có nhiều hy vọng đắc cử, các đảng này cũng thường chỉ phát triển trong một cuộc bầu cử rồi bị tan rã hoặc sáp nhập vào một trong hai chính đảng.

PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !