Tin thế giới 3/3: Lý do Kiev không “cứu được” Crimea, căng thẳng Ấn Độ-Pakistan

Vì sao Kiev không “cứu được” Bán đảo Crimea; Mỹ và Hàn Quốc chấm dứt tập trận chung quy mô lớn mang tên Key Resolve và Foal Eagle sau thượng đỉnh Mỹ-Triều; Liên minh Mỹ-Nhật cản trở đàm phán hiệp ước hòa bình với Nga; Căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ có dấu hiệu “hạ nhiệt”…là những tin thế giới 3/3

Tình hình Ukraine, Nga

*Phát biểu trực tiếp trên kênh truyền hình NewsOne, lãnh đạo đảng Xã hội chủ nghĩa Ukraine, ứng cử viên tranh chức Tổng thống Ukraine - Ilya Kiva nói: "Ukraine không thể giữ nổi Bán đảo Crimea vì chính quyền Kiev không có lập trường vững vàng và cần thiết, qua đó đã để bán đảo này sáp nhập vào thành phần Liên bang Nga".

Các ứng viên Tổng thống Ukraine.

Ông Ilya Kiva nói thêm: "Để giữ được Bán đảo Crimea chỉ cần có lập trường quan điểm rõ ràng. Cần ủng hộ những người sẵn sàng bảo vệ lợi ích pháp luật Ukraine, ủng hộ Nhà nước Ukraine chứ không đầu hàng và ném đất nước trôi theo số phận".

Đọc thêm: Tổng thống Poroshenko gọi Ukraine là "kẻ xâm lược"

*Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, trong cuộc điện đàm ngày 2/3 với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Moscow sẵn sàng tham vấn với Washington về cuộc khủng hoảng tại Venezuela, đồng thời ông cũng nhấn mạnh cần phải tôn trọng các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ).

Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết, ngoại trưởng hai nước đã nhất trí tiếp tục các cuộc tham vấn cấp chuyên gia về Syria, Afghanistan và Bán đảo Triều Tiên.

*Các nguồn tin ngoại giao ngày 2/3 cho biết, Nga củng cố lập trường phản đối việc xúc tiến đàm phán với Nhật Bản về hiệp ước hòa bình, đồng thời xem liên minh an ninh giữa Tokyo với Washington là mối đe dọa và cản trở quan hệ song phương.

Lập trường trên dường như phản ánh mối quan hệ đi xuống giữa Nga với Mỹ liên quan tới quyết định của Washington rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.

Đây cũng là bước thụt lùi của Thủ tướng Shinzo Abe, người đang tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ với phía Moscow liên quan tới 4 hòn đảo ngoài khơi Hokkado, phía Bắc Nhật Bản, cũng như ký kết một thỏa thuận sâu rộng liên quan hiệp ước hòa bình hậu chiến trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến có chuyến thăm Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 vào cuối tháng 6 tới.

Theo các nguồn tin trên, Nga xem liên minh Mỹ-Nhật là nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đáng kể tới mối quan hệ Nhật-Nga, và yêu cầu Toyko không đứng về phía Mỹ trong việc áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Thượng đỉnh Mỹ - Triều bất ngờ kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.

Hậu thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2

*Bộ Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc đã xác nhận sẽ chấm dứt các cuộc tập trận chung quy mô lớn thường niên Key Resolve và Foal Eagle. Quyết định trên được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nêu rõ trong một thông báo rằng Bộ trưởng Quốc phòng nước này Jeong Kyeong-doo và người đồng cấp Mỹ Patrick Shanahan đã có cuộc điện đàm ngày 2/3, trong đó thảo luận và nhất trí kế hoạch liên quan tới các cuộc tập trận Key Resolve (Giải pháp Then chốt) và Foal Eagle (Đại bàng Non). Thay cho các cuộc tập trận này, hai nước sẽ tiến hành “các cuộc huấn luyện cơ động dã ngoại được điều chỉnh” và tập trận chỉ huy thống nhất nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu vững chắc.

Về phần mình, Lầu Năm Góc cũng ra thông báo xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc điện đàm ngày 2/3 và quyết định chấm dứt các cuộc tập trận Key Resolve và Foal Eagle.

*Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc ngày 2/3 cho biết, Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Christoph Heusgen, Chủ tịch Ủy ban cấm vận Triều Tiên thuộc Liên hợp quốc (LHQ), cho biết sẽ không thảo luận về việc dỡ bỏ cấm vận với Triều Tiên trong thời gian tới.

Trong khi đó, Đại sứ Pháp khẳng định việc dỡ bỏ hay nới lỏng cấm vận với Bình Nhưỡng không phải là chương trình nghị sự thảo luận tại Hội đồng Bảo an. Ba nghị quyết cấm vận mà LHQ thông qua trong năm 2017 đối với Triều Tiên đã đóng vai trò là đòn bẩy hữu hiệu để thúc đẩy phi hạt nhân hóa.

Tiêm kích MiG-21 không quân Ấn Độ và chiến đấu cơ F-16 không quân Pakistan không chiến khiến căng thẳng Ấn Độ và Pakistan gia tăng. (Ảnh minh họa)

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan

*Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi tuyên bố căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan cần được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao và đối thoại.

Ngoại trưởng Qureshi nhấn mạnh thêm rằng "hòa bình là ưu tiên" của Pakistan và nước này "không mong muốn một cuộc chiến với Ấn Độ". Bởi vậy, Pakistan đang tích cực đưa ra các động thái giảm leo thang và xoa dịu tình hình.

Cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh khẳng định New Delhi sẵn sàng hỗ trợ Pakistan đối phó với mối đe dọa khủng bố trên lãnh thổ quốc gia láng giềng này.

Người đứng đầu Bộ Nội vụ Ấn Độ cũng cho rằng hoặc Pakistan sẽ phải tự diệt trừ khủng bố trên lãnh thổ của mình hoặc các cơ sở khủng bố sẽ bị xóa sổ khỏi Pakistan và không lực lượng nào có thể ngăn chặn điều này.

Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước láng giềng Nam Á leo thang căng thẳng kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát ngày 14/2 làm ít nhất 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Căng thẳng tiếp tục dâng cao sau khi hai bên có một loạt hành động quân sự trả đũa lẫn nhau như Ấn Độ không kích trại huấn luyện của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammad (JeM) ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, chặn các máy bay chiến đấu của Pakistan vi phạm không phận và buộc các máy bay này phải quay đầu.

Đáp lại, Không quân Pakistan tấn công các cơ sở quân sự của Ấn Độ, bắn rơi 2 máy bay và bắt giữ một phi công. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã lập tức yêu cầu Islamabad đảm bảo an toàn và trao trả phi công này. Pakistan sau đó đã đóng cửa không phận, gây xáo trộn hàng nghìn chuyến bay trên thế giới trong 2 ngày liền.

Tuy nhiên, đến ngày 1/3, Pakistan đã mở cửa lại không phận và trao trả cho Ấn Độ phi công bị các lực lượng nước này bắt giữ trên. Kế tiếp, ngày 2/3, Bộ trưởng Đường sắt Pakistan Sheikh Rashid Ahmed thông báo sẽ nối lại hoạt động vận tải đường sắt giữa nước này với Ấn Độ. Đây được cho là những "cử chỉ thiện chí" của Islamabad nhằm hạ nhiệt căng thẳng với New Delhi.

Đức Dũng (tổng hợp)
Từ khóa: Tin thế giới 3/3 tin nóng tổng hợp

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !