Tin thế giới 18h30: Tập Cận Bình khơi lại lịch sử, công kích Nhật Bản

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thề giành lại Crimea; Hồng Kông bắt giữ các lãnh đạo biểu tình chống Trung Quốc; Iraq không thể dẹp tan phiến quân mà không có sự hỗ trợ từ nước ngoài; ...

Biển Đông:

*Hôm 3/7, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ), đã tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đề nghị lưu hành những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ khóa 68. 

Tin thế giới 18h30: Tập Cận Bình khơi lại lịch sử, công kích Nhật Bản - ảnh 1

Tàu kiểm ngư Việt Nambị tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát mạn, phun vòi rồng tại vùng biển gần nơi hạ đặt trái phépgiàn khoan Hải Dương 981. Ảnh:Nguyễn Đông.

Trong đó, hai văn bản nêu rõ lập trường của Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, bác bỏ các yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo này.

Ukraine

*Tân Bộ trưởng Quốc phòng Valeriy Heletey khẳng định Ukraine sẽ tổ chức “một cuộc diễu binh mừng chiến thắng” tại Crimea đồng thời khôi phục sự hợp nhất lãnh thổ quốc gia.

BBC cho hay phát biểu trước Quốc hội tại Kiev hôm 3/7, ông Heletey nhấn mạnh: “Hãy tin tôi, một cuộc diễu binh mừng chiến thắng sẽ được tổ chức tại thành phố Sevastopol của Ukraine. Điều đó là chắc chắn”.

Tin thế giới 18h30: Tập Cận Bình khơi lại lịch sử, công kích Nhật Bản - ảnh 2

Miền đông Ukraine tiếp tục diễn ra các cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai.

Thiếu tướng Heletey (46 tuổi) đã được các nghị sĩ trong quốc hội Ukraine chấp thuận trở thành tân Bộ trưởng quốc phòng sau lời đề xuất của Tổng thống Petro Poroshenko. 

Trong khi đó, tại Donetsk, các cuộc giao tranh giữa quân ly khai và quân chính phủ đã bùng nổ tại ngôi làng Mykolayivka hôm 3/7. Tuy nhiên, con số thương vong không được công bố. 

Lực lượng biên phòng Ukraine cho biết các trực thăng quân sự của Nga đã bay vào không phận của Ukraine tại Luhansk. Hành động này từng xảy ra sau sự kiện quân ly khai tại Donetsk và Luhansk tuyên bố độc lập hồi tháng Tư.

Trung Quốc

*Hôm 4/7, trong ngày thứ hai tới thăm Seoul, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ lịch sử quân sự hung bạo của Nhật Bản đối với Trung Quốc và Hàn Quốc trong quá khứ.

Tuyên bố của ông Tập được đưa ra chỉ sau vài ngày Nhật Bản quyết định sửa đổi Điều 9 trong Hiến pháp và cho phép thi hành "phòng vệ tập thể". Theo đó, quân đội Nhật Bản sẽ được phép tham chiến, giúp đỡ các đồng minh trong trường hợp những quốc gia này bị tấn công. 

Tin thế giới 18h30: Tập Cận Bình khơi lại lịch sử, công kích Nhật Bản - ảnh 3

Ông Tập tới thăm Hàn Quốc từ ngày 3 - 4/7.

"Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quân phiệt tại Nhật Bản đã tiến hành những cuộc chiến tranh hung ác chống lại người dân Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm trọn Hàn Quốc và xâm chiếm một nửa lãnh thổ Trung Quốc", tờ Aljazeer dẫn lời ông Tập phát biểu tại Đại học Quốc gia Seoul vào sáng nay (4/7). 

*Trung Quốc lo ngại khả năng tuột mất khả năng kiểm soát Bình Nhưỡng trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nhật Bản và Triều Tiên đang có dấu hiệu ấm dần lên.

Theo tạp chí The Diplomat, trong tuần này, giới truyền thông đã ghi dấu hai cuộc gặp song phương bất thường giữa Trung Quốc với Hàn Quốc và Nhật Bản với Triều Tiên. 

Cuộc gặp đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh giữa Nhật Bản và Triều Tiên là cơ hội để hai bên tiếp tục bàn thảo về cuộc điều tra tung tích của các công dân Nhật bị bắt cóc. Cuộc gặp thứ hai diễn ra trong ngày 3/7 đã đánh dấu một sự kiện bất thường khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Hàn Quốc trước khi tới  Triều Tiên. 

*Hôm nay (4/7), cảnh sát Hồng Kông đã tiến hành bắt giữ các nhà tổ chức cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn nhất kể từ khi đặc khu này được trao trả lại cho Trung Quốc. Hành động này bị cáo buộc là "đàn áp chính trị".

Làn sóng phản đối chính quyền Bắc Kinh ngày càng gia tăng tại Hồng Kông khi Trung Quốc cương quyết tự lựa chọn các ứng cử viên cho cuộc bầu cử nhà lãnh đạo mới tại Hồng Kông vào năm 2017. 

Tin thế giới 18h30: Tập Cận Bình khơi lại lịch sử, công kích Nhật Bản - ảnh 4

Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ người biểu tình.

Thậm chí, nhóm ủng hộ dân chủ Occupy Central khẳng định tổ chức này sẽ còn tiến hành một cuộc biểu tình ngồi quy mô lớn trong năm nay nếu như chính quyền Hồng Kông không chấp nhận cải cách bầu cử. 

*Quân đội Trung Quốc trong tuần này hé lộ thông tin về việc thiết lập một trung tâm tình báo mạng cấp cao. Trung tâm trực thuộc Tổng cục vũ trang quân đội Trung Quốc sẽ hậu thuẫn vững chắc cho các điệp viên mạng trong việc thu thập kết quả các nghiên cứu tình báo chất lượng cao, đồng thời giúp Trung Quốc có thêm nhiều lợi thế về vấn đề an ninh thông tin quốc gia.

Trung tâm này còn có chức năng là một nguồn nghiên cứu tình báo mạng, trao đổi thông tin tình báo mạng, xây dựng hệ thống nghiên cứu theo dõi không gian máy tính hiệu quả cao, cung cấp các dịch vụ tối tân cho các vấn đề lớn và nóng hổi, và khám phá các phương pháp phân tích thông tin tình báo.

Iraq 

*Đại tướng Martin Dempsey hôm 3/7 khẳng định các lực lượng quân sự tại Iraq đang phải chống đỡ trước những đợt tấn công của quân nổi dậy và khó có thể thống nhất lãnh thổ nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Tin thế giới 18h30: Tập Cận Bình khơi lại lịch sử, công kích Nhật Bản - ảnh 5

Phiến quân ISIS tại Iraq.

Theo Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đại tướng Dempsey, các cố vấn quân sự Mỹ đang đánh giá khả năng chiến đấu của quân đội Iraq song việc triển khai can thiệp quân sự vẫn đang được Washington cân nhắc. 

Mỹ

*Quân đội Mỹ hôm 3/7 thông báo đình chỉ hoạt động toàn bộ 97 chiếc trong phi đội chiến đấu cơ F-35 của Tập đoàn Lockheed Martin cho tới khi hoàn tất cuộc điều tra bổ sung về động cơ máy bay.

Tin thế giới 18h30: Tập Cận Bình khơi lại lịch sử, công kích Nhật Bản - ảnh 6

Tiêm kích F-35 của Mỹ tạm thời bị "đắp chiếu".

Theo hãng tin Reuters, văn phòng phụ trách chương trình phát triển F-35 của Lầu Năm Góc, Không quân và Hải quân Mỹ đã cùng lúc thông báo tạm dừng triển khai tiên kích F-35 vốn được mệnh danh là "Tia chớp" sau sự cố bốc cháy hôm 23/6 tại Căn cứ Không quân Eglin tại Florida. Trong khi đó, động cơ của F-35 do chi nhánh Pratt & Whitney trực thuộc tập đoàn công nghệ United Technologies sản xuất.

Sự cố hôm 23/6 là trục trặc mới nhất trong chuỗi rắc rối liên quan tới chương trình vũ khí đắt giá nhất của Lầu Năm Góc với chi phí lên tới gần 400 tỷ USD. 

"Các cuộc điều tra bổ sung về động cơ F-35 sẽ được tiến hành, quyết định về việc cấp quyền bay lại sẽ được đưa ra dựa trên kết quả điều tra và phân tích thông số kỹ thuật", Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo vào cuối ngày 3/7. 

*Trong khuôn khổ chính sách xoay trục sang châu Á, Lầu Năm Góc hồi tháng trước đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc bằng việc điều 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 để tham gia một cuộc tập chung với Malaysia.

Tin thế giới 18h30: Tập Cận Bình khơi lại lịch sử, công kích Nhật Bản - ảnh 7

Chiến đấu cơ F-22 của Không quân Mỹ.

Đây là lần đầu tiên các máy bay chiến đấu F-22 được sử dụng trong cuộc tập trận chung giữa quân đội giữa Mỹ và Malaysia mang tên Cope Taufan, được tổ chức 2 năm một lần. Năm nay, cuộc tập trận diễn ra từ 9 - 20/6.

Malaysia là trọng tâm trong các nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm đẩy mạnh các mối quan hệ và liên minh giữa Mỹ với Đông Nam Á. Kuala Lumpur cũng là một trong những đối tác kín đáo của Mỹ muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Washington để đối trọng với Trung Quốc và đã bày tỏ những lo ngại về sự bắt nạt của Bắc Kinh ở Biển Đông trong các tranh chấp hàng hải với hầu hết các quốc gia trong khu vực.

Triều Tiên

*Triều Tiên hôm 3/7 tuyên bố tiếp tục phóng thử các tên lửa dẫn đường chiến lược, bất chấp việc Mỹ chỉ trích nước này gây khiêu khích và gia tăng căng thẳng ở khu vực. 

"Dù Mỹ có liều lĩnh bắt lỗi của Triều Tiên đến đâu đi nữa, chúng ta sẽ tiếp tục tập trận phóng tên lửa dẫn đường chiến lược chính xác", hãng thông tấn KCNA dẫn lời một phát ngôn viên quân sự nói và cho biết đây là "quyền chủ quyền". 

Tin thế giới 18h30: Tập Cận Bình khơi lại lịch sử, công kích Nhật Bản - ảnh 8

Nhóm du khách Trung Quốc đến phi trường Bình Nhưỡng trên chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo hồi năm 2011.

Người phát ngôn cảnh báo "những kẻ khiêu khích chủ quyền và phẩm giá của đất nước không bao giờ có thể thoát khỏi tầm bắn của những vũ khí tấn công chính xác, dù chúng có là ai, ở đâu, là mục tiêu cá nhân hay tập thể".

*Lần đầu tiên trong nhiều năm, Triều Tiên sẽ tái lập một số đường bay trong nước, một động thái được cho là nhằm thúc đẩy ngành du lịch, một hãng du lịch Trung Quốc cho biết hôm 3/7.

Theo Reuters, Triều Tiên thường xuyên bị thiếu hụt nhiên liệu, nhưng đã nhập một số lượng lớn xăng dầu dành cho máy bay từ Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2014.

“Các chuyến bay định kỳ như thế trước đây không được lên lịch, ít nhất là trong 6 năm chúng tôi hoạt động tại đây”, phát ngôn viên của Young Pioneer Tours, công ty Trung Quốc chuyên cung cấp các chuyến du lịch đến Triều Tiên cho du khách phương Tây, cho biết.

Hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo sẽ bắt đầu triển khai các đường bay kể trên vào trung tuần tháng 7, người này nói thêm.
MINH THU (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !