Tin thế giới 18h30: Nga và Trung Quốc gặp nhiều bất lợi về kinh tế
Nga
*Các dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga hiện vẫn không có tiến triển vì nhiều lý do. Kể từ sau khi dự án Dòng chảy Phương Nam nhằm cung cấp khí đốt trực tiếp cho châu Âu bị khước từ, Nga đã chuyển sang hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ muốn có quyền phân phối khí đốt ra các nước khác trong khu vực trong khi Nga lại không muốn vậy, công với việc tình hình chính trị chưa ổn định, hai nước vẫn chưa thể đặt bút ký vào thỏa thuận cuối cùng.
Dự án dẫn khí đốt đóng vai trò rất quan trọng đối với Nga. |
Trong khi đó, Trung Quốc tỏ ra không hài lòng với giá khí đốt, và cùng với việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhu cầu khí đốt giảm đi, nước này tỏ ra không mấy mặn mà với dự án của Nga. Đây là một đòn đánh mạnh đối với nền kinh tế của Nga khi nước này phụ thuộc vào ngành năng lượng và quan hệ với phương Tây vẫn còn căng thẳng.
*Mới đây trong một cuộc họp cấp cao giữa ba nước Đức, Pháp và Ukraine tại thủ đô Berlin, Ukraine đã lên tiếng nói rằng Nga sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề, không chỉ dừng lại ở cấm vận nếu vượt quá giới hạn. Theo Ukraine, Nga nên gây sức ép để “các cuộc bầu cử giả mạo” diễn ra tại vùng do quân ly khai chiếm đóng không được tổ chức bởi nó sẽ “ảnh hưởng tiến trình hòa bình”, mặc dù bầu cử địa phương ở miền Đông Ukraine và cải tổ bộ máy chính phủ là một trong những yêu cầu được nhắc đến trong hiệp ước hòa bình Minsk.
Vụ tên lửa bắn rơi máy bay MH17 đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng. |
*Quá trình điều tra thảm họa MH17 đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng và theo một luật sư Canada, phương Tây đang gán cho Nga trách nhiệm trong vụ việc, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng xác thực cho thấy Nga hoặc quân ly khai đã dùng tên lửa bắn rơi máy bay MH17. Vị luật sư này khẳng định rằng một tòa án quốc tế nhằm xét xử vụ MH17 sẽ là cái bẫy, tạo điều kiện cho NATO có cớ để thực hiện những hoạt động mạnh bạo với Nga.
Ukraine
*Xung đột ở miền Đông Ukraine vẫn chưa có hồi kết, và tình cảnh của những người dân sống tại nơi đây vẫn còn rất khó khăn. Tiếng súng giao tranh buộc họ phải sống trong tầng hầm để bảo vệ tài sản. Giá lương thực leo thang, tình trạng hôi của tràn lan, và hơn nữa người dân phải “trả giá đắt” khi gặp những chấn thương tâm lý nặng nề. Cuộc xung đột này đã cướp đi sinh mạng của 6.800 người, và mặc dù lệnh ngừng bắn đã được thông qua song giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra.
Trung Quốc – Mỹ
Nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc gặp mặt - "thảm họa" được dự báo trước? |
*Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 tới diễn ra trong bối cảnh hai nước đang có những bất đồng nhất định. Cụ thể, vấn đề tin tặc Trung Quốc sẽ được đưa ra thảo luận, ngoài ra còn có vấn đề Biển Đông, nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại và thị trường chứng khoán nước này đang rơi tự do. Cuộc gặp mặt này có thể sẽ là một "thảm họa" được dự báo trước.
Căng thẳng Triều Tiên – Hàn Quốc
*Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã đưa ra lời xin lỗi về vụ việc nổ mìn ở Vùng Phi quân sự giữa hai nước. Theo đó, Hàn Quốc cũng sẽ chấm dứt dùng loa phóng thanh để tuyên truyền sang Triều Tiên. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng Triều Tiên không trực tiếp nói lời xin lỗi, mà chỉ “lấy làm tiếc” về vụ việc, và Seoul đã coi đây là hành động “nhún nhường” của Bình Nhưỡng.