Tin thế giới 18h30: IS mở rộng tấn công nước ngoài, đào tạo chiến binh nhí
Khủng bố IS:
*Lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã chính thức lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra các vụ đánh bom liều chết và đấu súng ngay tại trung tâm thủ đô Jakarta, Indonesia hôm 14/1, khiến 7 người thiệt mạng.
“Một nhóm chiến binh của nhà nước tự xưng IS ở Indonesia đã thực hiện vụ tấn công ở Jakarta”, Reuters dẫn tuyên bố của nhóm khủng bố nhấn mạnh rằng 15 người đã thiệt mạng sau các vụ nổ và đấu súng hôm 14/1.
Một thành viên trong nhóm gỡ bom tới hiện trường vụ tấn công gần đồn cảnh sát ở trung tâm thủ đô Jakarta hôm 14/1. |
*Tướng quân đội Mỹ nhận định việc IS lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra các vụ tấn công khủng bố ở Istanbul và Jakarta trong tuần này cho thấy thực tế, nhóm khủng bố ISđang ngày càng suy yếu.
"IS muốn dư luận bớt quan tâm về những thất bại của nhóm này. Nói cách khác, sự xuất hiện ngày càng tăng của các vụ tấn công khủng bố không có nghĩa IS ngày càng mạnh. Bản chất IS là một nhóm khủng bố nên chúng tiến hành các vụ tấn công nhằm tạo ra hình ảnh mình sẽ không thể bị đánh bại", Tướng Lloyd Austin, người đứng đầu Trung tâm điều hành CENTCOM chuyên giám sát các hoạt động của quân đội Mỹ ở Trung Đông nhấn mạnh.
*“Bài tập” đầu tiên sau một khoá huấn luyện mà cácchiến binh nhí IS phải thực hiện chính là giết chết bố mẹ mình.
*Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo dồn dập vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong hai ngày qua nhằm trả đũa vụ đánh bom tự sát tại Istanbul được cho là do phiến quân thực hiện.
"Sau vụ tấn công hèn nhát tại Istanbul, bộ binh của chúng tôi đã nã pháo vào 500 mục tiêu của IS tại Syria và Iraq. Khoảng 200 phiến quân đã bị tiêu diệt", Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu phát biểu trong cuộc gặp với đại sứ các nước hôm 14/1.
*Các máy bay chiến đấu của Pháp tiếp tục thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria từ tàu sân bay Charles de Gaulle, tàu chiến lớn nhất châu Âu hiện thời.
*Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đến nay đã bắt cóc tổng cộng 600 trẻ em vị thành niên thuộc tộc người Yazid tại Iraq với mục tiêu là đào tạo các em trở thành phiến quân đánh bom liều chết, trang mạng Petro của Anh đưa tin ngày 14/1.
Giới chức người Kurd ước tính khoảng 600 em đã bị bắt cóc tại tỉnh Sinjar và những ngôi làng người dân tộc Yazid xung quanh tỉnh này tại Iraq. Trong đó, khoảng 200 em đã trốn thoát khỏi bàn tay IS.
Triều Tiên:
*Phó soái Choe Ryong-hae, Bí thư đảng Lao động Triều Tiên bỗng nhiên xuất hiện sau khoảng thời gian 3 tháng vắng bóng trước giới truyền thông trước nghi án ông này bị chuyển tới một trang trại để cải tạo.
Ông Choe được cho bị đưa đi cải tạo tại một trang trại kể từ tháng 11/2015 vì những sai sót liên quan tới khâu quản lý một dự án nhà máy thủy điện mà Triều Tiên mới xây dựng.
Phó soái Choe Ryong-hae (bên trái) là một trong những thân tín của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. |
Trung Quốc:
*Chỉ vài ngày sau khi chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên thông qua bộ luật mới cho phép quân đội tham gia sứ mệnh chống khủng bố ở nước ngoài, thủy quân lục chiến Trung Quốc đã bắt đầu diễn tập trên vùng sa mạc phía tây khu vực Tân Cương.
Lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc tập trận ở Tân Cương. |
* Ít nhất 10 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương trong một vụ nổ nhà máy pháo hoa ngày 14/1, tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Theo truyền thông Trung Quốc, vụ nổ xảy ra vào khoảng 10h50 phút ngày 14/1 (giờ địa phương) tại nhà máy pháo hoa ở huyện Thông Hứa, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam. Thống kê ban đầu cho biết đã có 10 người thiệt mạng trong vụ nổ và 7 người khác bị thương, trong đó có 5 người đang ở trong tình trạng nguy kịch.
Nga – Thổ Nhĩ Kỳ:
*Kết quả khảo sát dư luận do Đại học Kadir Has ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho hay Nga đã thế chỗ Israel để trở thành "mối đe dọa lớn nhất với Ankara".
Tàu tình báoSSV-201 Priazovye của Hạm đội Biển Đen của Nga di chuyển quaBosphorus để tới Địa Trung Hải. |
Dù không công bố chi tiết số liệu khảo sát nhưng kết quả nghiên cứu của Đại học Kadir Has cho thấy số người nhìn nhận Mỹ, Syria và Israel là mối đe dọa an ninh với Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm trong năm 2015. Trước đó, kể từ năm 2011, Israel từng được xếp đứng đầu danh sách các quốc gia đe dọa an ninh nguy hiểm nhất với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ba Lan:
*Ba Lan đang biến mình thành "kẻ lập dị" trong khối EU sau khi đảng Pháp luật và Công lý (PiS) giành chiến thắng bầu cử Quốc hội và đưa ra hàng loạt đạo luật mới bị đánh giá là làm ảnh hưởng tới chân giá trị của EU.
Ông Jaroslaw Kaczynski,Chủ tịchđảng Pháp luật và Công lý (PiS) tại Ba Lan. |
*Những lời chỉ trích mạnh mẽ của Ba Lan đối với Đức có thể đem đến những tổn thất về uy tín cho chính Warsaw. Berlin hiện vẫn đang cố gắng để không “chỉ thẳng mặt” giới lãnh đạo Ba Lan.
Theo nhận định do tờ Politico chuyên về tình hình chính trị thế giới của Mỹ đưa ra, trong những năm qua, Ba Lan đã là đồng minh gần gũi của Đức và giới lãnh đạo hai bên đã thiết lập được mối quan hệ. Tuy nhiên, những tranh cãi gần đây giữa hai bên có thể gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho mối quan hệ này.
*Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 14/1 nhấn mạnh ông này muốn Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ giành lại bán đảo Crimea từ Ngavà thề lấy lại những vùng đất bị phe ly khai ở miền đông chiếm đóng ngay trong năm nay.
Tạp chí châm biếm Charlie Hebdo:
*Tạp chí châm biếm Charlie Hebdo tiếp tục gây bão dư luận khi vẽ biếm họa hình ảnh cậu bé Syria nằm chết trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2015 khi lớn lên trở thành một kẻ biến thái chuyên đi sàm sỡ phụ nữ tại Đức.
Tạp chí châm biếm Charlie Hebdo tiếp tục gây bão khi vẽ biếm họa em bé Syria thiệt mạng trên đường di cư tới châu Âu. |
Đây không phải là lần đầu tiên Charlie Hebdo gây ra làn sóng phản đối trong dư luận. Điển hình, hồi tháng 9/2015, tạp chí này từng bị dọa phải ra hầu tòa sau khi vẽ biếm họa thi thể cậu bé Aylan nằm chết trên bãi biển.
Nhật Bản:
*14 người chết và hàng chục người khác bị thương khi một chiếc xe chở họ tới khu nghỉ dưỡng trượt tuyết lật trên núi ở miền trung Nhật Bản.