Tin thế giới 18h30: Đức “quay lưng” với NATO; báo cáo kết luận vụ MH17
Báo cáo kết luận vụ MH17
*Mới đây Ủy ban An toàn Hà Lan (DSB) đã công bố báo cáo cuối cùng về thảm kịch MH17 bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine. Ủy ban cho biết đầu đạn phóng đi khớp với loại dùng trên tên lửa Buk, một loại tên lửa đất đối không do Nga sản xuất. DSB tên lửa đã phát nổ ngay bên ngoài buồng lái máy bay, những mảnh kim loại trong đầu đạn phát tán từ vụ nổ đã ngay lập tức giết chết ba người trong tổ bay. Tuy nhiên, báo cáo này không nêu rõ ai đã gây ra vụ việc, cũng như vị trí mà tên lửa đã được phóng đi. Chiếc máy bay Boeing 777 có số hiệu chuyến bay MH17 bị bắn rơi vào ngày 17/7/2014 khi đang bay từ Amsterdam tới Malaysia. Toàn bộ 298 người có mặt trên máy bay đều thiệt mạng.
Báo cáo về thảm kịch MH17 được công bố tại căn cứ không quân Gilze-Rizen ở Hà Lan. |
*Sau khi báo cáo được công bố, Mỹ vẫn tiếp tục cho rằng quân ly khai miền Đông Ukraine đã bắn rơi MH17. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói rằng Mỹ đánh giá cao “những phát hiện quan trọng” của DSB đồng thời nói rằng báo cáo của Hà Lan đã “xác nhận” giả thuyết của Mỹ rằng máy bay của Malaysia đã bị bắn rơi “bởi một tên lửa đất đối không Buk” từ “khu vực do quân ly khai kiểm soát”.
Ông Toner nhấn mạnh rằng Mỹ đã chắc chắn quan điểm của mình “từ rất lâu” trước khi báo cáo của Hà Lan được công bố. Tuy nhiên, báo cáo của DSB không quy trách nhiệm cho bất kỳ ai, cũng như xác nhận vị trí mà tên lửa được bắn đi.
Ukraine
*Nội bộ NATO đã bị chia rẽ sâu sắc khi Đức bất ngờ “trở mặt” khi có những động thái ủng hộ Nga. Trong quá trình thảo luận dự thảo nghị quyết về tình hình Ukraine với việc lên án “hành động can thiệp quân sự” của Nga, nghị sĩ Karl Lamers, thành viên đảng cầm quyền Đức đã đề nghị bỏ điều khoản kêu gọi gây áp lực lên Nga, thay vào đó là đề xuất “gây áp lực lên cả hai phía cho đến khi Minsk được thực hiện”.
Ngoài ra, ông Lamers cũng đề nghị bỏ các từ “lực lượng ly khai thân Nga” khỏi nghị quyết, thay vào đó là “lời kêu gọi tất cả các bên tuân thủ Minsk và hình thức bầu cử ở Donetsk và Lugansk”. Cuối cùng, do vấp phải sự phản đối của Mỹ, Pháp, Ba Lan và Ukraine, những đề xuất sửa đổi của ông Karl Lamers không được thông qua.
Đức đang có xu hướng ủng hộ Nga? |
Việc nền kinh tế nước Đức đang chịu những thiệt hại không nhỏ từ các lệnh cấm vận với Nga, phát biểu của ông Karl Lamers và những hành động gần đây của bà Merkel trong quan hệ với Nga cho thấy, dường như Đức đang tích cực cải thiện quan hệ với Nga, bất chấp quan điểm luôn chống Nga của NATO.
*Một nghị sĩ Ba Lan mới đây đã tuyên bố rằng, kẻ thù của Ba Lan không phải là Nga mà là Ukraine. Nghị sĩ Janusz Korwin-Mikke cho biết: “Tôi sợ Đức và Ukraine vì họ là những nước có tham vọng lãnh thổ đối với Ba Lan. Ba Lan không có tham vọng lãnh thổ đối với Nga và ngược lại. Vẫn như trước đây, người ta thường coi Nga là kẻ thù nhưng Ukraine- đất nước đang cổ vũ cho những kẻ nổi loạn, mới là kẻ thù chứ không phải là Nga”.
Tình hình Syria
*Thủ lĩnh của chi nhánh al-Qaeda ở Syria đã kêu gọi các thành viên của tổ chức này tiến hành tấn công trả đũa Nga sau khi Moscow tiến hành không kích tại quốc gia này. Abu Mohammad al-Jolani, phát ngôn viên của Mặt trân Nusra, tên gọi khác của al-Qaeda ở Syria phát biểu trong một đoạn băng ghi âm được công bố vào cuối ngày 12/10. “Nếu lĩnh Nga giết chết đồng bào người Syria, chúng ta sẽ giết chết đồng bào của chúng”, hắn nói. “Nếu chúng sát hại lính của chúng ta, chúng ta phải giết được lính của chúng. Đổi một mạng lấy một mạng”. Lời đe dọa này được đưa ra chỉ vài tiếng sau khi Đại sứ quán Nga bị tấn công bằng súng cối, tuy nhiên không có ai bị thương.
Lực lượng nổi dậy ở Syria sử dụng tên lửa chống tăng do Mỹ cung cấp. |
*Quân đội Syria cùng với đồng minh là Iran và nhóm vũ trang Hezbollah sẽ tiến hành một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn với sự hỗ trợ của không quân Nga ở Aleppo. “Các bên đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn”, một quan chức giấu tên cho biết. “Một số lượng lớn binh lính quân đội Syria, cùng những phiến quân Hezbollah và hàng ngàn lính Iran đã đến đây trong những ngày qua”. IS và các nhóm nổi dậy khác, trong đó có cả những lực lượng được hậu thuẫn bởi các nước phương Tây, đã giao chiến với nhau ở phía Bắc thành phố.
Trung Quốc
*Theo tạp chí National Interest, trong 5 năm trở lại đây, mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á ngày càng trở nên nguội lạnh. Lý do là bởi Bắc Kinh liên tục có những hành động hung hăng xâm chiếm lãnh thổ của các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông như Philippines và Việt Nam. Mặc dù có quan hệ khá tốt đẹp với Malaysia, Thái Lan hay Myanmar, các nhà lãnh đạo và quan chức vẫn sẵn sàng công khai chỉ trích chính sách ngoại giao của Trung Quốc, và đang có dấu hiệu quay lưng với Bắc Kinh.
* Hàng ngày, ngoài việc cập nhậttin thế giới mới nhất, Infonet có bản tin thế giới 18h30, mời bạn đọc chú ý theo dõi!