Tin thế giới 18h30: Điểm đặc biệt của cuộc gặp giữa lãnh đạo Pháp, Đức, Nga
Nga - Pháp - Đức - Ukraine
* Tại cuộc họp ngày 5/2 giữa lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết một lệnh ngừng bắn có thể được thực hiện ở miền đông nước này.
Tuần báo Le Nouvel Observateur của Pháp cũng cho rằng quyết định nhanh chóng của Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức trong việc đàm phán với Tổng thống Nga Putin tại Moscow là nỗ lực “đi trước Mỹ - những người đang cố gắng áp đặt một giải pháp cho vấn đề của những người phương Tây bằng việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine”.
Tổng thống Pháp Francois Hollandevà Thủ tướng ĐứcAngela Merkel. |
Đức và Pháp đề xuất kế hoạch hòa bình mới với hi vọng được các bên chấp thuận để có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine.
* Đại sứ Argentina tại Nga đã thể hiện sự đồng tình với quan điểm của Nga về Ukraine và cho biết Ukraine cần tránh “tiêu chuẩn kép” trong các vấn đề quốc tế, ví dụ như cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea.
* Tại phiên họp các bộ trưởng bộ quốc phòng ở Brussels (Bỉ) ngày 5/2, Tổng thư ký NATO cho biết sẽ tăng cường quân đội tại các khu vực tiếp giáp Nga, và xây dựng một trung tâm huấn luyện ở Gruzia.
Ukraine:
* Đêm 5/2, các chỉ huy lực lượng phòng vệ của Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk đã đưa ra đề xuất ngừng hoàn toàn các hoạt động chiến sự của các lực lượng vũ trang Ukraine tại Debaltseve kể từ 9 giờ (theo giờ Moscow) ngày 6/2.
Đề xuất ngừng bắn này để cho phép các bên giao tranh thiết lập một hành lang nhân đạo tại trị trấn Debaltseve, tạo điều kiện cho người dân rời khỏi khu vực nguy hiểm này.
* 260 thượng nghị sĩ của Ukraine đã bỏ phiếu đồng thuận nhất trí ra chỉ thị các sĩ quan quân đội “có quyền sử dụng sức mạnh vũ lực, biện pháp đặc biệt và vũ khí trên chiến trường để trừng phạt những binh sĩ có hành vi phạm tội”.
Cuộc họp tại quốc hội Verkhovna Rada của Ukraine. |
Cụ thể, các hành vi phạm tội bao gồm: “bất tuận lệnh, có hành vi chống lại hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại cấp trên, tự ý bỏ hàng ngũ và rời khỏi đơn vị trong lúc chiến đấu”.
Dự kiến sẽ có 100.000 người tham gia vào lực lượng quân đội Ukraine trong năm nay. Tuy nhiên, ngày 31/1, Bộ Quốc phòng đã tuyên bố có khoảng 7.500 người dân sẽ phải “chuẩn bị” cho bản án chống lại thi hành nghĩa vụ quân sự.
* Ngoại trưởng Mỹ cho biết sẽ viện trợ cho Ukraine thêm 16,4 triệu USD vì khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng mà chiến tranh đem lại cho đất nước này.
Tai nạn máy bay Đài Loan
* Truyền thông ngày 6/2 đưa tin, thi thể cơ trưởng chiếc máy bay xấu số của hãng TransAsia vẫn giữ chặt cần lái bên trong buồng lái chiếc phi cơ này.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay của hãng TransAsia. |
Cơ trưởng Liao Chien-tsung 42 tuổi được thị trưởng Đài Bắc ca ngợi vì đã cố gắng điều khiển chiếc máy bay lách an toàn qua các tòa cao ốc trước khi lao xuống sông vì số người tử vong có thể cao hơn nhiều nếu máy bay va vào một trong các tòa nhà ở đây.
15 người may mắn sống sót trong vụ tai nạn nhưng vẫn còn 12 người bị mất tích.
Âm thanh và thiết bị ghi dữ liệu từ máy bay đã được khôi phục và các điều tra viên sẽ sớm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai nạn.
Jordan
* Hàng chục máy bay chiến đấu của Jordan ngày 5/2 đã công kích các mục tiêu của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria, phá hủy các kho đạn và trại huấn luyện do IS quản lý.
Động thái trên diễn ra 2 ngày sau khi IS công bố đoạn video cho thấy phi công người Jordan Mouath Al-Kasaesbeh bị IS thiêu sống.
Máy bay chiến đấu của Jordan ngày 5-2 oanh kích các mục tiêu của IS tại Syria. |
Trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 5/2, Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh tuyên bố: “Đây là sự khởi đầu cho cuộc trả đũa của Jordan đối với hành động sát hại man rợ phi công Al-Kasaesbeh nhưng chưa phải là sự bắt đầu cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan”.
Mỹ - Việt Nam
Hạ thủy tàu Cảnh sát biển Việt Nam 9004. |
* Theo đài TNHK, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị, ông Puneet Talwar ngày 4/2 cho biết Washington đã bàn giao cho Việt Nam tàu tuần tra biển theo như cam kết của Ngoại trưởng John Kerry trong chuyến công du Việt Nam vào cuối năm 2013.
Ông Talwar cũng nói thêm rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ củng cố lực lượng tuần duyên cho Việt Nam.
Trung Quốc:
* Ba chiến binh người Trung Quốc sau khi gia nhập nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria và Iraq đã bị hành quyết vì tội bỏ trốn.
Reuters dẫn lời tờ Global Times của Trung Quốc cho biết 1 người bị bắn chết, 2 người còn lại bị chặt đầu. Hiện có khoảng 300 chiến binh người Trung Quốc đang tham gia chiến đấu cho IS.
(Ảnh minh họa) |
Theo tờ South China Morning Post, 3 chiến binh này nằm trong số 120 thành viên khác của IS bị giết chết vì tội đào ngũ trong 6 tháng qua.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận về thông tin hành quyết 3 chiến binh trên.
* Truyền thông cho biết, có ít nhất 17 người thiệt mạng ngày 5/2 khi một trung tâm mua sắm 4 tầng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bốc cháy dữ dội.
Triều Tiên:
* Bloomberg ngày 4/2 đưa tin, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vừa xử tử hình Đại tướng quân đội - Pyon In-son vì đã bày tỏ quan điểm khác với ông Kim Jong-un.
Đại tướng Pyon In-son, Cục trưởng Cục Tác chiến quân đội Triều Tiên được cho là đã bị tử hình. |
Tờ Bloomberg cho rằng Kim Jong-un đã dựa vào những cuộc thanh trừng để củng cố kiểm soát quyền lực kể từ khi ông lên nắm quyền tại quốc gia có chương trình vũ khí hạt nhân và 1,2 triệu quân năm 2011. Sau khi xử tử người chú rể, đồng thời là cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Jang Song-thaek trong năm 2013, vị lãnh đạo này cũng đã xử lý khoảng 50 quan chức trong cùng năm với các tội danh khác nhau.
* Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật áp đặt trừng phạt mới lên các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài hợp tác với Triều Tiên. Đây là bước đầu của nhiều hạn chế mà Mỹ sẽ nhằm vào đất nước này.
Mỹ - Cuba:
* Ngày 6/1, Reuters đưa tin giới chức Mỹ muốn Cuba nhanh chóng khôi phục lại quan hệ hai bên trước tháng tư này. Washington đang thúc giục Cuba cho mở sứ quán ở Havana trước tháng 4. Trước đó, Cuba phát tín hiệu rằng để mở sứ quán thì Mỹ phải loại nước này khỏi danh sách “các nước bảo trợ khủng bố”.
Quốc kỳ Mỹ và Cuba trên nóc tòa nhà là địa điểm tổ chức vòng đàm phán song phương tại Havana vào ngày 19/1. |
Các chuyên gia nhận định việc Cuba chần chừ nối lại quan hệ toàn diện với Mỹ ngay lập tức chứng tỏ hai bên vẫn còn kéo dài tình trạng “mất lòng tin” với nhau khi tiến tới việc chấm dứt đối đầu sau hàng thập kỉ.
Iraq:
* Trong nỗ lực bình thường hóa tình hình tại Thủ đô Baghdad, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hôm 5/2 tuyên bố, sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm áp đặt tại Baghdad gần một thập kỷ qua vào ngày mai (7/2). Người dân Baghdad đã phản ứng tích cực trước quyết định này.
Một số hình thức giới nghiêm đã được ban bố trên toàn thủ đô của Iraq sau khi chính quyền ông Saddam Hussein bị lật đổ kể từ năm 2003, làm cản trở các hoạt động thương mại và cuộc sống thường nhật của người dân. Những chốt kiểm soát dọc các con phố lớn gần như đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Baghdad, nhưng bây giờ tất cả đang đứng trước một thay đổi mang tính tích cực.