Tin thế giới 18h30: Biển Đông căng thẳng, Yatsenyuk nguy cơ mất chức

Trung Quốc cáo buộc Mỹ "khiêu khích nghiêm trọng" trên Biển Đông, Mỹ vẫn tiếp tục điều tàu gần đảo nhân tạo; Các nước châu Á phải chú ý động thái của Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông; ông Yatsenyuk có thể từ chức...

Căng thẳng Biển Đông

*Trung Quốc "cáo buộc" Hải quân Mỹ đã có "những hành động khiêu khích nghiêm trọng" sau khi Mỹ điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen tiến vào vùng 12 hải lý gần hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây trái phép trên bãi Subi thuộc quyền đảo Trường Sa của Việt Nam. Song Washington khẳng định hải quân nước này vẫn tiếp tục tuần tra Biển Đông trong thời gian tới bởi đây là vùng biển quốc tế bất chấp Trung Quốc triệu đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh tới để phản đối.  "Chúng ta vẫn sẽ điều máy bay và tàu thuyền tới bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép", ông Carter phát biểu trước Quốc hội Mỹ. 

Tin thế giới 18h30: Biển Đông căng thẳng, Yatsenyuk nguy cơ mất chức - ảnh 1

Tàu USS Lassen đã áp sát các đảo do Trung Quốc xây dựng tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

*Bắc Kinh cảnh báo rằng nếu Mỹ tiếp tục tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc sẽ "đáp trả" và nước này vẫn sẽ tiếp tục xây dựng trên Biển Đông. Hành động của Mỹ diễn ra sau khi của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất cứ quốc gia nào vi phạm hải phận và không phận Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do hàng hải".

*Việc Mỹ cho tàu hoạt động trong phạm vi 12 hải lý cho thấy Tổng thống Barack Obama đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc. Theo nguồn tin từ chính phủ Mỹ, với hi vọng rằng ông có thể buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải bàn bạc một cách cởi mở và trung thực, ông Obama đã bàn về vấn đề Biển Đông trong một bữa ăn tối giữa các nguyên thủ, tuy nhiên Chủ tịch Trung Quốc làm ngơ ông Obama. Điều này đã buộc ông Obama ra lệnh cho  tàu của Mỹ sẽ áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng như đã biết nhằm khẳng định rằng Mỹ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này.

Đây cũng là tín hiệu đáng chú ý đối với các nước trong khu vực. Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á đã thúc giục Washington đưa tàu chiến đến Biển Đông, bởi theo họ, sự ổn định về an ninh trên biển phụ thuộc vào bước đi này của Mỹ. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thực sự điều quân để ngăn tàu Mỹ, một cuộc xung đột trên biển sẽ xảy ra.

Tin thế giới 18h30: Biển Đông căng thẳng, Yatsenyuk nguy cơ mất chức - ảnh 2

Cuộc họp bàn giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã không đi đến kết quả mà Tổng thống Mỹ mong đợi.

*Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục cử tàu chiến đến khu vực gần với các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuyên bố trên được một quan chức cao cấp giấu tên của Mỹ tiết lộ với tờ AP ngày 28/10. Trước đó, vào ngày 27/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng tàu khu trục USS Lassen của Mỹ đã xâm phạm trái phép vào vùng lãnh hải gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trong các vùng biển tranh chấp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ đã “theo dõi, áp sát và cảnh báo” tàu khu trục của Mỹ, đồng thời kịch liệt lên tiếng phản đối Mỹ vì hoạt động của tàu chiến Mỹ xâm phạm chủ quyền và đe dọa an ninh Trung Quốc.

*Trung Quốc sẽ đáp trả như thế nào trước việc Mỹ cho tàu vào các đảo nhân tạo? Theo Sina, quân đội Trung Quốc có thể thực hiện 2 chiến lược. Thứ nhất, Trung Quốc cử tàu bám sát và ngăn tàu chiến Mỹ xâm phạm "vùng cấm". Thứ hai, khả năng Trung Quốc sẽ điều tàu đâm va tàu chiến Mỹ. Trong quá khứ, hai nước đã từng nhiều lần cử tàu để theo dõi hoạt động của nhau, song chưa bao giờ tàu của hai nước trực tiếp va chạm nhau.

Ukraine

*Sau cuộc bầu cử thị trưởng thành phố Odessa, Thống đốc tỉnh là ông Mikheil Saakashvili cùng ứng cử viên Sasha Borovik đã lên tiếng yêu cầu bầu cử lại do nghi ngờ gian lận kết quả. Theo họ, chiến thăng trong vòng đầu tiên của Thị trưởng Đương nhiệm Hennady Trukhanov (chiếm hơn 50% số phiếu ủng hộ) là do được dàn xếp từ trước. Phía ông Borovik đã gửi cho báo Kyiv Post một đoạn phim ghi hình một thành viên hội đồng giám sát bầu cử nói rằng số phiếu bầu của ông Trukhanov đã được sửa lại từ 306 lên thành 506 phiếu.

Các văn bản liên quan cũng được phía ông Saakashvili công bố trước báo giới. Ông bày tỏ sự tức giận của mình và nói rằng các hình thức dàn xếp kết quả bầu cử này giống với cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine năm 2004, dẫn đến cuộc bạo động mà ngày nay được gọi là Cuộc cách mạng Cam.

Tin thế giới 18h30: Biển Đông căng thẳng, Yatsenyuk nguy cơ mất chức - ảnh 3

Thủ tướng Yatsenyuk sẽ từ chức?

*Theo tờ Kommersant (Nga), số phận của Thủ tướng Ukraine Yatsenuk sẽ được quyết định trong một vài ngày tới khi “hội đồng liên minh” gồm 4 đảng có đa số ghế trong Quốc hội Ukraine nhóm họp. Nhân vật thay thế Yatsenuk giữ chức vụ Thủ tướng Ukraine có thể là Bộ trưởng Tài chính Natalia Jaresko, bởi bà nhận được sự ủng hộ của Mỹ và Liên minh Châu Âu, cũng như không có những động thái chỉ trích Tổng thống Petro Poroshenko. 

Đảng Mặt trận Dân tộc Ukraine do ông Yatsenuk đứng đầu, lực lượng này lại không đề cử các ứng cử viên của mình tham gia tranh cử địa phương ngày 25/10. Trong khi đó, Khối Petro Poroshenko đang cáo buộc Thủ tướng Yatsenyuk là tác nhân khiến nền kinh tế suy sụp.

Syria

*Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã thừa nhận quân đội nước này đã nổ súng vào lực lượng dân quân người Kurd hợp tác với Mỹ ở phía Bắc Syria nhằm ngăn chặn họ tiến gần đến biên giới nước này. Đây là lần đầu tiên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận dùng vũ lực chống lại dân quân người Kurd ở Syria. Vốn đang phải đối đầu với tình trạng nổi loạn của cộng đồng người Kurd trong nước, Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại lực lượng ở Syria sẽ khiến lãnh thổ nước này mất vùng lãnh thổ dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria trong thời điểm chiến sự ở nước láng giềng còn căng thẳng.

Tin thế giới 18h30: Biển Đông căng thẳng, Yatsenyuk nguy cơ mất chức - ảnh 4

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể rạn nứt quan hệ vì lực lượng người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.

*Reuters trích nguồn tin quân đội cho hay, Mỹ đang cân nhắc việc cử thêm một số lượng nhỏ các lực lượng đặc nhiệm tới Syria cũng như trực thăng tấn công tới Iraq để đẩy mạnh chiến dịch cũng như tìm kiếm các kết quả khả quan hơn trong cuộc chiến với IS.

Liên minh do Mỹ dẫn đầu bắt đầu không kích các vị trí của IS ở Iraq và Syria từ năm ngoái. Mặc dù Tổng thống Obama không cam kết cử các lực lượng bộ binh tới Iraq nhưng Mỹ vẫn có khoảng 3.500 binh lính đồn trú ở đất nước này, với nhiệm vụ huấn luyện lực lượng Iraq đồng thời tham gia một số nhiệm vụ chiến trường giới hạn.

Đức

*Theo nhận định của một chuyên gia trên báo Financial Times, bà Angela Merkel có thể sẽ từ chức Thủ tướng trong tương lai gần. Ông này tin rằng cuộc khủng hoảng nhập cư đang đánh dấu hồi kết của kỷ nguyên Merkel tại Đức. Mặc dù có tỉ lệ ủng hộ cao, chính sách được coi là “sai lầm” đối với dòng người nhập cư khiến uy tín của bà Merkel liên tục đi xuống. Xã hội Đức đang cảm thấy bất an trước việc phải hỗ trợ đến 1 triệu người tị nạn và nhiều quan chức trong chính phủ đã lên tiếng chỉ trích bà. Theo một nguồn tin giấu tên, rất có thể bà Merkel sẽ từ chức trước khi cuộc bầu cử Thủ tướng tiếp theo diễn ra vào năm 2017.

Anh Tuấn (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !