Tin Biển Đông: Mỹ lại lên tiếng 'mắng mỏ" Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson |
Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Ấn Độ, lên án Trung Quốc "khiêu khích" trên Biển Đông
Theo AP, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Washington về mối quan hệ giữa 2 quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới trước chuyến thăm đầu tiên tới Nam Á, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 18/10 kêu gọi Mỹ và Ấn Độ mở rộng mối quan hệ chiến lược.
Ngoại trưởng Tillerson nêu rõ, Mỹ và Ấn Độ có chung mục tiêu về các vấn đề an ninh, tự do thương mại, tự do đi lại cũng như chống khủng bố tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Đồng thời, ông Tillerson cũng chỉ trích Trung Quốc rằng "những hành động khiêu khích" tại Biển Hoa Nam (Biển Đông) của nước này đã thách thức các quy tắc quốc tế mà Mỹ và Ấn Độ ủng hộ.
Singapore giúp tạo ra tiến triển trong vấn đề Biển Đông
Hai nhà nghiên cứu Henrick Z Tsjeng và Collin Koh của Viện nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, một đơn vị của Viện nghiên cứu quốc tế trường S Rajaratnam có trụ sở tại Trường đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho rằng với việc trở thành nước tiếp theo sau Philippines giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, Singapore sẽ có nhiều vấn đề phải xử lý trong năm tới, trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc cam kết thảo luận thẳng thắn và nghiêm túc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo các chuyên gia trên, Singapore nên nắm vai trò dẫn dắt nhằm đẩy mạnh việc mở rộng Bộ quy tắc ứng xử trong những trường hợp không lường trước trên biển (CUES) hoặc thúc đẩy những thỏa thuận tương tự, không chỉ trong vấn đề phòng thủ bờ biển mà còn trong vấn đề hàng không và phạm vi dưới mặt nước.
Với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2018, Singapore có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa ASEAN và các đối tác, như thông qua Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) hoặc Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), vì đây là lộ trình thích hợp nhất để mở rộng CUES trở nên phổ biến hơn trên khắc các vùng lãnh hải khu vực.