Tìm hiểu 5 loại tên lửa đáng sợ nhất của quân đội Nga
Hệ thống phòng không S-400
![]() |
Hệ thống tên lửa S-400 Triumph |
S-400 Triumph là hệ thống phòng không tầm xa và tầm trung thế hệ mới, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không vũ trụ hiện tại và tương lai; máy bay trinh sát, máy bay ném bom chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, mục tiêu siêu thanh, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không.
Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 có thể phát hiện được các mục tiêu trên không ở cự ly cách xa 250 dặm (400 km) như các loại phi cơ ném bom, chiến đấu cơ, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Một trong những đặc tính khiến S-400 Triumph trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là trong khoảng cách 400 km, nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Theo một nghiên cứu năm 2009 của Trung tâm phân tích Úc Air Power Australia, trên thế giới không có hệ thống phòng không nào tương tự S-400 và vượt xa các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ với tầm bắn hiệu quả gấp 2 lần.
Với phạm vi theo dõi 600km và khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 400km, di chuyển với tốc độ 17.000 km/h (nhanh hơn bất cứ loại máy bay hiện hành nào), S-400 thực sự là một loại vũ khí đáng sợ nhất nếu phải đối mặt.
Quân đội Nga được trang bị hệ thống S-400 vào 28/4/2007. S-400 sẽ trở thành vũ khí chủ lực của hệ thống phòng không Nga vào năm 2020.
Hệ thống phòng không S-300
![]() |
Hệ thống tên lửa S-300 |
S-300 Favorit là tổ hợp tên lửa cao xạ tầm trung, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở những độ cao khác nhau trong các phạm vi từ vài km đến 150, 200, 300 km và đặc biệt có khả năng đánh chặn hiệu quả.
S-300 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở công nghiệp và khu hành chính lớn, các căn cứ quân sự và các trạm điều khiển khỏi các cuộc tấn công đường không vũ trụ của kẻ thù.
S-300 có khả năng tiêu diệt mục tiêu đạn đạo và khí động học. Có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất (trên bộ) có tọa độ được biết trước.
S-300 là hệ thống phòng không đa kênh đầu tiên, có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách hơn 300 km. Thời gian triển khai một hệ thống S-300 mất khoảng 5 phút.
Hiện nay, S-300 đang được trang bị cho quân đội Nga, Belarus và các nước SNG khác.
Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion
![]() |
Hệ thống tên lửa Bastion |
Hệ thống tên lửa K-300P Bastion là hệ thống phòng thủ bờ biển, được trang bị tên lửa Onyx. Đây là loại tên lửa có tốc độ siêu âm, và đạt tốc độ 2,6 Mach (750m/s). Dòng tên lửa này có tính cơ động rất cao, với đường bay rất phức tạp, với tầm bắn 300 km.
Đến nay, Onyx là tên lửa hành trình chống tàu nổi tiếng nhất của Nga, là loại vũ khí chống tàu vô cùng nguy hiểm, nếu không nói là nguy hiểm nhất hiện nay trong số tất cả các loại tên lửa hành trình chống tàu trên thế giới.
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, tên lửa chống tàu Onyx thật sự gây nguy hiểm không chỉ cho tuần dương hạm, mà còn nguy hiểm cho cả tàu sân bay.
Onyx có thể mang theo đầu đạn nặng 215-220 kg, có thể đánh trúng tàu địch ở khoảng cách 300 km.
Khi tổ hợp Bastion bắn loạt, các tên lửa Onyx hoạt động theo chế độ trí tuệ tập thể. Phụ thuộc vào nhiệm vụ, các tên lửa hoặc tấn công theo nguyên tắc “một tên lửa – một tàu” hoặc chiến thuật “bầy sói” với tàu chỉ huy – kỳ hạm.
Onyx được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống gây nhiễu điện tử. Nó được cho là loại tên lửa khó bị đánh chặn nhất.
Ngoài ra, Onyx cũng được trang bị cho tàu ngầm, tàu nổi, các xe chiến đấu bộ binh.
Tên lửa ATAKA
![]() |
Tên lửa Ataka |
Ataka là tên lửa chống tăng dẫn đường bằng hệ thống điều khiển vô tuyến điện, tầm bắn 1.000-5.800m, phát triển dựa trên tên lửa của tổ hợp tên lửa Storm.
Аtaka do Viện KBM của Nga thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu động và tĩnh, trong đó có các xe tăng hiện đại trang bị giáp phản ứng nổ, xe thiết giáp, tàu thuyền, máy bay và trực thăng bay thấp, bay chậm, các công trình ẩn nấp bọc thép và sinh lực trong công sự và ngoài địa hình trống trải, cũng như nhân lực và hỏa lực của đối phương.
Ataka có thể lắp nhiều loại đầu đạn: đạn chống tăng kiểu tandem (2 đầu nổ công phá giáp ERA); đạn nhiệt áp dùng để tấn công công trình kiên cố, boongke và đạn đặc biệt có thể hạ được cả trực thăng.
Ataka (NATO gọi là AT-9 Spiral-2) nặng 49,5kg, dài 1,83m, đường kính 130mm.
Ataka được lắp đặt trên trên các loại trực thăng Mi-24V, Mi-28, Mi-8AMTS, Ka-29 và các loại xe chiến đấu khác 9P149 và 9P149M thuộc tổ hợp 9K132 Storm-SM, các tàu tuần tra thuộc dự án Mirage. Tầm bắn tối đa dành cho các tổ hợp trên bộ từ 1.000 m đến 5.500 m, phóng từ máy bay trực thăng lên đến 10.000 m.
Tên lửa Cornet
![]() |
Tên lửa Cornet |
Cornet là hệ thống tên lửa chống tăng hạng nặng, phát triển trên cơ sở tổ hợp vũ khí chống tăng có điều khiển Reflex. Được thiết kế để tiêu diệt xe tăng và các mục tiêu bọc thép khác và các mục tiêu bay thấp và chậm như trực thăng.
Cornet có tốc độ siêu âm và đạt tầm bắn từ 1000 đến 5500 mét (3500 mét nếu bắn trong đêm). Cornet sử dụng hệ thống điều khiển laser SACLOS, liên tục chiếu tia laser vào mục tiêu và một cảm biến cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu.
Hệ thống điều khiển này có thể chống được các biện pháp gây nhiễu điện tử của đối phương và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.
Mỗi tên lửa mang một đầu đạn nổ kép HEAT với khả năng xuyên giáp RHA 1000–1200 mm. Ngoài ra, Cornet còn có thể dùng đầu đạn nhiệt áp để tiêu diệt các mục tiêu giáp mỏng, công sự và binh lực đối phương.
Hệ thống có khả năng giải quyết các vấn đề chiến thuật của lực lượng đất, trong vùng sâu chiến thuật của đối phương lên đến 6 km. Quỹ đạo bay của tên lửa là hình xoắn ốc.
Cornet được gắn trên các xe đặc chủng, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, BMP-2M và xe bọc thép Tiger.