Tiêu chuẩn thương mại số thúc đẩy kinh tế số

Việc hình thành các tiêu chuẩn chung về thương mại số sẽ có thể giúp thúc đẩy hơn nữa thương mại của khu vực ASEAN, góp phần phát triển kinh tế số.

Hội thảo quốc tế “Tiêu chuẩn thương mại số thúc đẩy kinh tế số trong ASEAN" vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 15/12 tại Hà Nội.

Hội thảo vừa được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Việt Hà

Theo thông tin tại hội thảo, thương mại số là một khái niệm mới liên quan đến hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số; hàng hóa và dịch vụ hữu hình được phân phối dựa trên các công cụ hỗ trợ kỹ thuật số. 

Tháng 4/2020, ASEAN đã thành lập Nhóm công tác về tiêu chuẩn thương mại số (DTSCWG) trực thuộc Ủy ban Tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng ASEAN (ACCSQ), nhằm mục đích thúc đẩy hài hòa hóa, tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp của thương mại số trong ASEAN.

Việt Nam là nước chủ trì thực hiện một trong các sáng kiến thuộc Chương trình làm việc của Nhóm công tác về tiêu chuẩn thương mại số về tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân để thúc đẩy phát triển và tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ cho các ngành và doanh nghiệp.

Hội thảo lần này nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp tiếp cận tiêu chuẩn thương mại số dưới nhiều góc độ, xây dựng nền tảng kiến thức giúp họ ứng dụng hiệu quả tiêu chuẩn thương mại số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

ASEAN được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển thương mại số vì có lượng người dùng Internet lớn, có khả năng thích ứng nhanh với sự phát triển của công nghệ.

Báo cáo kinh tế khu vực Đông Nam Á 2022 của Google, Temasek & Bain cho thấy, tổng số người dùng Internet của ASEAN đã tăng khoảng 20 triệu người, lên mức 460 triệu người năm 2022. Quy mô nền kinh tế Internet của ASEAN dự kiến tăng khoảng 20%, đạt mức 194 tỷ USD năm 2022, tăng gần gấp đôi chỉ trong giai đoạn 3 năm từ 2019 - 2022.

Ông Lê Quang Lân, Giám đốc Ban Hội nhập thị trường thuộc Ban Thư ký ASEAN dẫn một số liệu thống kê khác cho hay, số lượng người dùng Internet tại ASEAN đã tăng hơn 100 triệu người trong vòng 3 năm qua, đưa ASEAN trở thành thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới. Sự gia tăng người dùng Internet dự kiến sẽ đóng góp 330 tỷ USD vào tổng giá trị hàng hóa vào năm 2025 và thương mại điện tử là lĩnh vực dẫn đầu kinh tế số với tỉ lệ đóng góp 64% tổng giá trị hàng hóa.

Bà Faiza Saleem, chuyên gia Access Partnership Úc, và bà Abbey Dorian thuộc Cơ quan Tiêu chuẩn Úc dự đoán, nền kinh tế số của ASEAN sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân, bổ sung thêm 1,1 nghìn tỷ USD vào GDP tổng thể trong 10 năm tới. 

Tuy nhiên, hai nữ chuyên gia cũng chỉ rõ những thách thức mà ASEAN đang gặp phải khi phát triển thương mại số gồm: Các hạn chế về quy định kỹ thuật số đang gia tăng và các quốc gia trong khu vực lại đang ở các giai đoạn cải cách quy định khác nhau, dẫn đến phân mảnh quy định; Các định nghĩa, tiêu chuẩn, giao thức không đồng nhất và khó thiết lập và duy trì kết nối với nhau; Chưa có các phương tiện để kết nối các mạng và nền tảng số.

Bà Christine, Chủ tịch Liên minh các ngành Công nghiệp Dịch vụ bày tỏ quan ngại trước hiện trạng các quy định tiêu chuẩn thương mại số còn phân mảnh, chưa tập trung nên các công ty về logistics, tài chính, dịch vụ đều gặp nhiều khó khăn do phải đáp ứng quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau ở nhiều quốc gia.

Để có thể tối đa hóa lợi ích từ tiềm năng tăng trưởng to lớn của thương mại số, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến nghị, các quốc gia thành viên ASEAN nên thúc đẩy chính sách trong nước, tăng cường khả năng tương tác để hoàn thành giao dịch xuyên biên giới, giảm các rào cản đối với thương mại thông qua số hóa. Kkhông nên phát triển các hệ thống kỹ thuật khác nhau không thể tương thích với nhau hoặc khác các khuôn khổ quy định, tạo ra sự không tương thích trong toàn khu vực và với các đối tác thương mại khác. 

“ASEAN nên xem xét đến các tiêu chuẩn chung và sự hài hòa tiêu chuẩn với từng quốc gia thành viên và toàn khu vực đối với thương mại số. Các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận sẽ là giải pháp thay thế hiệu quả hơn so với các quy định pháp luật, cho phép các nền kinh tế của các quốc gia thành viên sẵn sàng tham gia các chuỗi cung ứng khác nhau mà không cần điều chỉnh, sửa đổi”, bà Lại Việt Anh nói.

Đề cập tới hiện trạng phát triển thương mại số tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khôi, Vụ trưởng Vụ tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của hài hòa tiêu chuẩn thương mại số, Việt Nam đã sớm xác định nhiệm vụ xây dựng, ban hành, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế số; Xây dựng các khuôn khổ pháp lý, tiêu chuẩn về công nghệ số phù hợp với mục tiêu và lợi ích của Việt Nam.

“Thúc đẩy hài hòa hóa tiêu chuẩn quốc tế, thương mại số là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số đến năm 2025, định hướng đến 2030 nhằm tạo cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế số trong tương lai”, ông Khôi nhấn mạnh.

Việt Hà

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !