Tiếp tục sáp nhập, mua lại ngân hàng yếu kém
Định hướng phát về phát triển kinh tế năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được trình bày tại kỳ họp thứ 42 của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết sẽ tiếp tục cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
Theo báo cáo, việc tái cơ cấu nền kinh tế tiếp tục tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất là: tái cơ cấu đầu tư, trong đó trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tái cơ cấu thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại và các tố chức tài chính khác.
Đối với các ngành, lĩnh vực, cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triến các ngành dịch vụ.
Đối với việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để hỗ trợ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và tạo cơ sở cho tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động an toàn, hiệu quả. Sửa đổi, các quy định pháp luật theo hướng tăng cường quản lý, kiểm soát doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đế hạn chế, kiểm soát sở hữu chéo, đầu tu chéo.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung Luật Dân sự theo hướng bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tố chức tín dụng thu giữ, chủ động xử lý tài sản bảo đảm và có chế tài phù hợp bảo đảm thực thi nghĩa vụ trả nợ của bên vay vốn ngân hàng; sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, thời gian thi hành các vụ án dân sự.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, sáp nhập hoặc mua lại các ngân hàng yếu kém đi đôi với tổ chức lại, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống và từng ngân hàng thương mại.