“Tiếng kêu” chân thực của người nông dân

“Ai chịu chi lớn nhất thì hàng hoá mới vào được siêu thị”. Đây là “tiếng kêu” chân thực nhất về nỗi khổ của người nông dân Việt Nam.

Khi có hàng đi gửi bán tại các siêu thị để bù đắp lại công sức của mình “hai sương một nắng” làm ra của cải vật chất cho xã hội thụ hưởng.

Điểm gây cản trở cho việc tiêu thụ hàng hoá là số lượng siêu thị trên toàn quốc, đó là mặc dù có trên 1.000 điểm bán, song mấu chốt hàng hoá gửi bán vào siêu thị vẫn phải chịu những “o ép” tưởng như vô lý nhưng có thật. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Điểm gây cản trở cho việc tiêu thụ hàng hoá là số lượng siêu thị trên toàn quốc, đó là mặc dù có trên 1.000 điểm bán, song mấu chốt hàng hoá gửi bán vào siêu thị vẫn phải chịu những “o ép” tưởng như vô lý nhưng có thật. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Tết nguyên đán 2023 chỉ còn gần 2 tháng, nếu tính theo thời điểm bắt đầu mua sắm tết thì chỉ còn hơn 1 tháng.

“Nút thắt” kênh phân phối

Chính vì vậy, ngoài chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm thì công tác quản lý giá trên thị trường nhất là giá những mặt hàng thiết yếu là rất quan trọng.

Khi thị trường hàng hoá có một mức giá hợp lý vừa có lợi cho người sản xuất và cả cho người tiêu dùng, thì công tác quản lý giá nhất là trong dịp Tết sẽ có những tác dụng thiết thực hơn.

Trong điều kiện sau hơn 2 năm đại dịch, người dân vẫn còn tiếp tục thắt chặt chi tiêu, ngoài ra lại còn có những bộ phận không còn việc làm hoặc bị giãn việc, cho nên nhiều khả năng sức mua trong dịp Tết sắp tới không thẻ mạnh mẽ như những năm trước đây.

Trên thị trường nội địa, ngay từ quý II/2022 do tác động của giá xăng dầu và nguyên nhiên vật liệu, chi phí vận chuyển… hàng hoá hầu hết đã hình thành một mức giá mới, tăng thấp nhất cũng là 5-10% cao từ 15-20%.

Yếu tố này cũng tác động làm suy giảm sức mua chung trên thị trường, tuy rằng dịp tết nhu cầu mua sắm theo quy luật tăng lên nhiều so với lúc bình thường.

Bài toán đặt ra là làm sao tìm ra những giải pháp để ổn định giá cả trong dịp Tết Quý Mão sắp tới và những thời điểm cao điểm mua sắm khác trong những tháng cuối năm?

Cụ thể, chiết khấu từ 25-30%, như vậy còn cao hơn cả lợi nhuận của người sản xuất. Đặc biệt, hàng bán xong còn bị “chiếm dụng vốn” từ một tháng đến ba tháng mới được thanh toán. Ảnh minh hoạ; Quốc Tuấn

Cụ thể, chiết khấu từ 25-30%, như vậy còn cao hơn cả lợi nhuận của người sản xuất. Đặc biệt, hàng bán xong còn bị “chiếm dụng vốn” từ một tháng đến ba tháng mới được thanh toán. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Thứ nhất, phải nói đến sản xuất cần khuyến khích phát triển tạo ra những quỹ hàng hoá dồi dào có chất lượng, giá cả hợp lý để tăng nguồn cung cho thị trường.

Yếu tố sản xuất trong nước là quyết định quan trọng góp phần làm cho giá cả được ổn định hợp lý để phục vụ tiêu dùng xã hội. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển và nông sản thực phẩm dòi dào.

Điều đó đã được khẳng định trong những năm vừa qua, chính quỹ hàng hoá này góp phần kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý nhiều năm gần đây.

Thứ hai, chúng ta đề cập tới hệ thống phân phối quốc gia. Nhiều năm gần đây đầu ra của sản xuất đã được hệ thống phân phối nội địa tiêu thụ có nhiều tiến bộ đáng khích lệ ở cả kênh phân phối truyền thống và kênh hiện đại.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, dư luận xã hội, bà con nông dân, các hợp tác xã… đều có ý kiến cho rằng, mặc dù sản xuất của ngày càng dồi dào, có chất lượng nhưng “nút thắt” lớn nhất là tỷ lệ vào kênh phân phối, nhất là kênh phân phối hiện đại mới chỉ được 10-20%. Tại sao như vậy?

“O ép” tưởng như vô lý nhưng có thật

Điểm gây cản trở cho việc tiêu thụ hàng hoá là số lượng siêu thị trên toàn quốc dù có trên 1.000 điểm bán, song mấu chốt hàng hoá gửi bán vào siêu thị vẫn phải chịu những “o ép” tưởng như vô lý nhưng có thật.

một bác nông dân đã hơn 20 năm làm nông nghiệp ở Lâm Đồng: “Ai chịu chi lớn nhất thì hàng hoá mới vào được siêu thị”. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Một nông dân hơn 20 năm làm nông nghiệp ở Lâm Đồng đã từng phải thốt lên: “Ai chịu chi lớn nhất thì hàng hoá mới vào được siêu thị”. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Cụ thể, chiết khấu từ 25-30%, như vậy còn cao hơn cả lợi nhuận của người sản xuất, hàng bán xong bị “chiếm dụng vốn” từ một tháng đến ba tháng mới được thanh toán.

Giá bán hàng hoá sạch có lúc bị ép bằng giá hàng hoá không sạch, cũng như các chi phí rất “khó nói” khác. Một số siêu thị có thế mạnh đang ở dạng độc quyền trong giao dịch với người sản xuất.

Xin dẫn lại câu nói của một bác nông dân đã hơn 20 năm làm nông nghiệp ở Lâm Đồng: “Ai chịu chi lớn nhất thì hàng hoá mới vào được siêu thị”.

Đây là “tiếng kêu” chân thực nhất về nỗi khổ của người nông dân Việt Nam khi có hàng đi gửi bán tại các siêu thị để bù đắp lại công sức của mình “hai sương một nắng” làm ra của cải vật chất cho xã hội thụ hưởng.

Hay như ngay tại Hà Nội, hợp tác xã rau Văn Đức Gia Lâm trồng hàng nghìn tấn rau sạch song chỉ có 20% vào được các siêu thị.

Khó khăn đến nỗi, để tiêu thụ hết số rau còn lại chủ nhiệm hợp tác xã phải quyết định giảm bớt bao bì tem nhãn để giảm giá thành rau, đồng thời đem bán số rau đó ra ngoài thị trường lẫn lộn với rau không sạch.

Như vậy, làm rau sạch nhưng không bán được với giá rau sạch, đây là một nghịch lý về tiêu thụ hàng hoá nông sản ở nước ta hiện nay.

“tiếng kêu” chân thực nhất về nỗi khổ của người nông dân Việt Nam khi có hàng đi gửi bán tại các siêu thị. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

“Tiếng kêu” chân thực về nỗi khổ của người nông dân Việt Nam khi có hàng đi gửi bán tại các siêu thị. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Hai hình ảnh điển hình trên cho ta thấy nút thắt đang cản trở sản xuất rau sạch hàng hoá sạch, cản trở người tiêu dùng tiếp cận rau sạch với giá hợp lý trên thị trường ở nhiều tỉnh thành phố trong toàn quốc.

Tác hại của những nút thắt này đã rõ. Điều quan trọng là nhà nước, và các bộ, ngành cần có những chính sách kịp thời công bằng mình bạch, cần có những chính sách đầu tư hạ tầng cho hệ thống phân phối và cho sản xuất hàng hoá để tổ chức lại chuỗi sản xuất phân phối tiêu thụ trên thị trường.

Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” và xã hội không ai bị bỏ lại phía sau. Tết dương và âm lịch sắp đến gần, nên việc điều hành để ổn định giá cả trong dịp này là rất quan trọng để làm cơ sở cho việc điều hành giá trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Chúng ta luôn nhớ rằng, cần giữ ổn định giá ở những thời điểm quan trọng nhất, điều đó sẽ góp phần thực hiện chỉ số CPI cả năm 2022 dưới 4%.

Đồng thời, nếu giá cả và lợi nhuận hợp lý sẽ thúc đẩy sản xuất vòng 2 tiếp tục phát triển mạnh hơn, lưu thông thôg suốt, thực hiện tiêu dùng hợp lý và tiết kiệm, đưa nền kinh tế của nước ta phát triển nhanh và bên vững trong quý IV/2022 và những năm tiếp theo.

Bài: Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Vinamilk hợp tác hai nhà nhập khẩu, phân phối lớn đưa sữa chua vào Trung Quốc

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc để đưa sữa chua vào thị trường tỷ dân này.

SHB tham gia chương trình Tài trợ Thương mại toàn cầu

Ngày 29/9/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký thỏa thuận tham gia chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) của IFC.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất kích cầu tín dụng

Sau một loạt các động thái giảm lãi suất huy động, các ngân hàng đã bắt đầu tung ra nhiều gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm kích cầu tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm.

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.