Tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt được từ 25 - 67% mỗi công trình

Các dự án trình diễn của UNDP về ứng dụng các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong công trình mới và công trình cải tạo cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt được từ 25 - 67%/công trình…

Ngày 9/12, Bộ Xây dựng phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2020.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết, tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2020 là sự kiện quan trọng, đánh dấu nỗ lực của ngành Xây dựng trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững của Việt Nam.

{keywords}
Khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2020.

Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện mạnh mẽ cam kết về chống biến đổi khí hậu với quốc tế khi tham gia vào Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris (COP21). Những cam kết này đã và đang được Việt Nam hiện thực hóa trong nhiều chính sách, chiến lược, trong đó có Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh; Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW.

Theo Thứ trưởng Lê Quang Hùng, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong tầm nhìn và định hướng chiến lược khi phát triển dự án, cung cấp ra thị trường những công trình có nhiều yếu tố xanh và sử dụng hiệu quả năng lượng. Các dự án trình diễn của UNDP về ứng dụng các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong công trình mới và công trình cải tạo cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt được từ 25 - 67%/công trình, với chi phí gia tăng chỉ từ 0 - 3% tổng mức đầu tư/công trình và thời gian hoàn vốn tối đa là 5 năm.

Phát triển công trình xanh mang lợi nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, đến cuối năm 2019, tổng số công trình xanh được chứng nhận tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở 70 công trình, một con số khá khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ trưởng Lê Quang Hùng hy vọng các hoạt động trong tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2020 sẽ tiếp tục diễn ra định kỳ hàng năm, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy các hoạt động phát triển đô thị xanh, công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng tại Việt Nam.

Bà Sitara Syed - Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết: UNDP rất vui mừng khi hợp tác với Bộ Xây dựng tổ chức tuần lễ Công trình xanh 2020. Bà Sitara Syed cũng nhấn mạnh sự cần thiết phát triển các công trình xanh trên phạm vi toàn cầu và ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Bà Sitara Syed đánh giá, Việt Nam đang triển khai hiệu quả các mục tiêu phát triển công trình xanh thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các chủ trương chính sách, các chương trình, dự án phát triển công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và tổ chức tuần lễ Công trình xanh hàng năm. Điều này thể hiện sâu sắc cam kết của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

Theo bà Sitara Syed, để thực hiện thành công các chính sách, chủ trương, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Việt Nam cần chú trọng ưu tiên đẩy mạnh phát triển công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; trụ sở các bộ, ban, ngành cần chú trọng yếu tố xanh, vật liệu xanh, hướng tới công trình xanh; các tòa nhà xanh cần được phổ biến rộng rãi trong tương lai.

Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2020 được diễn ra từ ngày 9 – 11/12/2020, với sự tham gia của gần 1000 đại biểu đến từ các Ban, Bộ ngành trung ương và địa phương, tổ chức, chuyên gia trong nước quốc tế, doanh nghiệp và Trường Đại học có liên quan.

Trong khuôn khổ của tuần lễ sẽ diễn ra 4 phiên hội thảo với các chủ đề: Đô thị xanh và công trình xanh; Vật liệu xây dựng xanh và tiết kiệm năng lượng; Cơ chế tài chính xanh; Thiết bị và công nghệ hiệu quả năng lượng và 1 phiên Tọa đàm với chủ đề: Chính sách phát triển đô thị xanh, công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng và Triển lãm trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.

Minh Thư

Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất

Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.

Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng

Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020

Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.

Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng

Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.

Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái

Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.

Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà

Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.

Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”

Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.

10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng

Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !