"Thuyết âm mưu" đã được áp dụng ở Ukraine?

Một sĩ quan quân đội Nga nghỉ hưu đặt câu hỏi liệu tình hình Ukraine hiện nay có phải là kết quả của một thuyết âm mưu giữa Đức, Nga và Ba Lan.

Theo Thượng tá Alexander Musienko, với những gì đang diễn ra trên đất nước Ukraine, kết quả có thể là bán đảo Crimea sẽ được chuyển giao cho Liên bang Nga, vùng đất trước đây thuộc về Ba Lan trước năm 1939 sẽ trở về với Vácsava và Đức sẽ kiểm soát miền tây Ukraine.

Khung cảnh tan hoang trên Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, Ukraine hôm 19/2.

Ông Musienko từng tham gia chiến đấu ở Afghanistan và Chechnya, các biến cố ở Baku năm 1990 và cuộc nội chiến ở Tajikistan các năm 1992-1993.

Tờ Sự Thật (Pravda – Nga) dẫn lời ông Musienko cho rằng Ukraine có thể đã tránh được tình trạng hỗn loạn như hiện nay nếu chính quyền nước này tuyên bố tình trạng khẩn cấp kịp thời.

“Có thể sẽ có nạn nhân, 500, 1.000 hoặc thậm chí 5.000 người thiệt mạng. Đó có thể sẽ là một thảm kịch khủng khiếp nhưng là cần thiết để tránh những mất mát lớn hơn – nếu quốc gia sụp đổ, hàng chục nghìn thậm chí hàng trăm nghìn người có thể sẽ thiệt mạng.

Theo ông, các biến cố vừa qua ở Kiev cho thấy Ukraine không có khả năng tạo dựng một bộ máy nhà nước trong thời kì hiện đại. Trước đây, Ukraine cũng không có khả năng đó, trong suốt thời kì lãnh đạo của Bohdan Khmelnytsky (1595 – 1657), người đã phải kêu gọi sự giúp đỡ của Sa hoàng.

Ông Musienko cho rằng Ukraine có một chính quyền hèn nhát và một lực lượng quân đội yếu ớt. Chính quyền Ukraine đã tạo nên một thế hệ lãnh đạo quân đội năng lực yếu hoặc trung bình, những người không thể chịu trách nhiệm cho các hành động của mình. Họ có thể bị truy tố vì tuân theo lệnh của các quan chức trong khi chính các quan chức ra lệnh mới là những người cần bị truy tố.  

“Ở Tajikistan, để khôi phục trật tự theo hiến pháp, chúng tôi đã từng phải thành lập một phong trào du kích. Phong trào này được thành lập với tên gọi Mặt trận bình dân Tajikistan và một năm sau đó, chính quyền của lãnh đạo phong trào, Emomali Rakhmonov, đã nắm quyền và một trật tự theo hiến pháp được thiết lập. Ở Azerbaijan, cuộc xung đột năm 1990 đã bị dập tắt nhanh chóng, nhanh như cách nó được khơi dậy. Với sự giúp đỡ của KGB, các lực lượng đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng, quân đội trong nước, quốc gia này đã nhanh chóng lấy lại trật tự. Lệnh giới nghiêm được ban bố và các chính trị gia đối lập bi cô lập”, Thượng tá Musienko lấy ví dụ.

Hôm qua (26/2), Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ chỉ thị quân đội tập trận tuy nhiên Bộ Quốc phòng nước này khẳng định Nga sẽ không can thiệp quân sự vào Ukraine.

Theo ông, đó là những hành động cần phải làm để duy trì luật pháp và trật tự vì nhân dân không muốn xảy ra tình trạng hỗn loạn. Do vậy, bất kỳ quốc gia nào cũng có nhiệm vụ phải ngăn chặn bạo loạn bằng mọi giá. Và điều gì đang xảy ra ở Ukriane?

“Tôi vừa gọi điện tới Lviv (thành phố ở phía tây Ukraine) cách đây 5 phút. Đội cứu thương không làm việc, các chiến binh bịt mặt mang dùi cui và vũ khí loăng quăng khắp thành phố. Đó rõ ràng là tình trạng vô chính phủ. Cướp phá, trộm cắp, cưỡng hiếp – đó là tình trạng hỗn loạn và không có ai bảo vệ người dân cả”, ông nhận định.

“Những biến cố đã xảy ra ở Ai Cập, Syria, Nam Tư, Georgia, Kyrgyzstan và thậm chí cả Quảng trường ở Nga – tất cả đều diễn ra với kịch bản và công nghệ giống hệt nhau”, ông Musienko nói tiếp.

Ông cho rằng Nga nên can thiệp vào tình hình ở Ukraine.

“Nếu người Mỹ can thiệp được, nếu Luân Đôn, Berlin can thiệp được thì tại sao Nga, quốc gia có chung đường biên giới với Ukraine, lại không nên can thiệp? Về phía Nga, đó không phải là can thiệp mà là giúp đỡ. Phương Tây lúc nào cũng nghĩ đó là can thiệp”, ông Musienko nhận định.

Musienko cho rằng không có ai thuộc lực lượng đối lập là người có thể thương lượng được.

“Họ không chịu trách nhiệm về tình hình. Họ chỉ đang tự mãn về năng lực kiểm soát. Thực chất thì tình hình ở Ukraine lúc này đang hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát”.

Thượng tá quân đội nghỉ hưu liên tưởng các sự kiện diễn ra ở Ukraine tới thuyết âm mưu. Trước đây một số nhà quan sát cho rằng Nga và Georgia đã có một kế hoạch tượng tự để nhập Nam Ossetia và Abkhazia với Nga.  

“Vậy thì có gì đảm bảo rằng không có kế hoạch tương tự về Ukraine? Có ý kiến rằng sau các biến cố chính trị ở Ukraine, Crimea sẽ về tay Nga. Vùng đất thuộc về Ba Lan trước năm 1939 sẽ được trao trả về cho Ba Lan và vùng phía tây Ukraine sẽ được Đức bảo hộ. Tương ứng, các vùng phía nam và phía đông Ukraine sẽ “cầu viện” Nga”, ông Musienko nhận định.

Ông cho rằng việc điều động quân đội tới chiếm đóng hay gìn giữ hòa bình ở Ukraine bởi vì điều đó sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng.

Pravda (Sự thật) là một tờ báo chính trị của Nga, có liên quan đến Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Tờ báo đã được những nhà cách mạng Nga cho ra đời từ trước chiến tranh thế giới thứ nhất và kể từ sau cách mạng Tháng Mười trở thành một tờ báo quan trọng của Liên Xô. Từ 1912 đến 1991, Pravda đảm trách vai trò như một tổ chức trung ương của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga và Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau khi Pravda bị đóng cửa theo sắc lệnh của Tổng thống Yeltsin, những nhà báo từng làm cho Pravda đã lập ra một tờ báo mới với khổ nhỏ hơn. Đồng thời, một phiên bản khác của Pravda cũng được phát hành trên mạng.




LÊ DUNG (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !