Thức thâu đêm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh chờ sáng ra vào dâng hương giỗ tổ

Phải đi quãng đường xa mới đến được Đền Hùng, nhiều du khách tỏ rõ sự mệt mỏi trên gương mặt, nằm tạm trên bãi cỏ để ngủ, chờ đến sáng hôm sau vào dâng hương.

Đêm ngày 9/4 (tức ngày 9/3 âm lịch), hàng nghìn du khách từ nơi xa đến đây thuê chiếu, người mang chiếu từ nhà, trải ra các bãi cỏ và lối đi để ăn uống, nghỉ ngơi, chờ trời sáng để lên dâng hương.

{keywords}
Nhiều người ngủ lại đền Hùng chờ trời sáng để lên dâng hương.

Ông Hoàng Văn Trung ở Hạ Hòa, Phú Thọ, đi từ nhà đến đền Hùng 60 km, đêm ngày 9/4, ông quyết định ngủ lại để chờ đến sáng hôm sau lên dâng hương: "Ngủ một đêm ở chân núi Nghĩa Lĩnh, sáng hôm sau leo núi hành lễ, nhiều năm qua tôi đều như vậy nhằm thể hiện sự thành kính với các vua Hùng".

Do lượng người quá đông, tất cả các chỗ trống trong khuôn viên khu di tích lẫn vỉa hè đều được người dân, du khách tận dụng làm nơi nghỉ chân.

Ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử đền Hùng, cho biết lượng du khách đổ về dâng hương ngày 9/3 tăng đột biến, khoảng 30.000 người, tăng hơn 10.000 người so với hôm qua và gấp đôi năm 2021.

Dự báo ngày chính lễ 10/3 lượng khách đổ về hành lễ sẽ đông hơn, ông Giang khuyến cáo người dân tuân thủ hướng dẫn của lực lượng chức năng ngay từ điểm vào tỉnh để việc đi lại thuận lợi. Vào bên trong khu di tích trước 9h, người dân có thể tới các không gian nghệ thuật để vui chơi, tránh tập trung ở điểm dâng hương.

{keywords}
Rất nhiều du khách từ nơi xa đến đây phải thuê bạt, trải ra các bãi cỏ và lối đi để ăn uống, nghỉ ngơi.
{keywords}
Nhiều gia đình từ các nơi khác đến, mang theo bạt, ngủ ngay bên dưới chân núi Nghĩa Lĩnh.
{keywords}
Nhiều du khách ngủ say trên bãi cỏ.
{keywords}
Do lượng người quá đông, tất cả các chỗ trống trong khuôn viên khu di tích được người dân, du khách tận dụng làm nơi nghỉ chân.
{keywords}
Một người dân lấy điện thoại ra xem phim để chờ trời sáng.
{keywords}
 
{keywords}
Đến khoảng 2h sáng, nhiều người ngủ ngon lành dưới chân núi Nghĩa Lĩnh. Nhiều nhóm có cả trẻ em
{keywords}
Hai bên đường lối vào chân núi Nghĩa Lĩnh nhiều em còn rất nhỏ tuổi ngồi chơi điện thoại chờ trời sáng.
{keywords}
Mọi khoảng trống trong khuân viên đền Hùng đều được người dân tận dụng để nghỉ ngơi.
{keywords}
Nhiều người còn ăn uống đến 2h30 sáng ngày 10/4.
{keywords}
Lối vào cổng chính hàng trăm người tụ tập dù rất muộn.
{keywords}
Nhiều gia đình cho con nhỏ đi theo.
{keywords}
Ông Hà Văn Thơm (54 tuổi, ở xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) đây là năm đầu tiên ông đi đền Hùng, và đây cũng là lần đầu tiên ông ngủ lại. "Chúng tôi đi một nhóm 10 người, tất cả là anh em với nhau, chúng tôi mang đồ đi để ngủ, chờ đến sáng để lên thắp hương các vị vua Hùng".
{keywords}
Em Hoàng Anh Dũng (sinh năm 2007, ở Tân Sơn, phú Thọ), cùng người thân đi xe máy từ nhà đến đền Hùng khoảng 60km, nên em đã có ý định ngủ lại đây chơi hội: "Em đi xem bắn pháo hoa, xong về đền Hùng chơi hội đến chiều ngày 10/4 thì về nhà. Tối nay em sẽ ngủ lại đây, khi ở nhà em đã dự định là ngủ lại bên ngoài nên em đã chuẩn bị sẵn áo ấm".
{keywords}
Dù sắp đến sáng, thế nhưng nhiều người vẫn thức, ăn đêm chờ trời sáng
{keywords}

Lễ giỗ Tổ năm nay tổ chức theo quy mô cấp tỉnh bao gồm cả phần lễ và hội. Phần hội gồm: Thi gói bánh chưng, bánh giầy (ngày 8/4), bơi thuyền chải (sáng 9/4), bắn pháo hoa tầm cao 15 phút, chương trình nghệ thuật Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương (tối 9/4). Năm ngoái, do Covid-19, địa phương chỉ tổ chức phần lễ.

Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng và danh nhân, danh tướng tại di tích đền thờ Hùng Vương trên núi Nghĩa Lĩnh diễn ra sáng 10/4 (10/3 âm lịch). Cùng thời gian này, các địa phương trong tỉnh Phú Thọ thực hiện lễ dâng hương. Nhà chức trách khuyến khích các gia đình sắm sửa mâm cơm để làm lễ tưởng nhớ, tri ân công đức những người có công dựng nước, giữ nước trong ngày 10/3.

Bảo Khánh

Nước dừa miễn phí ngày nắng nóng: Chủ quán không sợ bị nói 'làm màu'

Mọi người có thể bỏ ra vài triệu đi ăn nhậu, hát karaoke. Vậy tại sao không dám bỏ số tiền đó giúp người đi đường ngày nắng nóng - anh Trần Xuân Vũ, chủ quán cà phê tâm sự.

Sà lan chìm trên sông, 2 người được bộ đội biên phòng cứu sống

Phát hiện sà lan chở đá bị sóng lớn đánh chìm, lực lượng thuộc Bộ đội Biên phòng TP.HCM đã tiếp cận ứng cứu 2 người, đưa vào bờ an toàn.

Nhiều đô thị Hạ Long mất điện, người dân trèo lên trụ cầu Tình Yêu hóng mát

Những ngày gần đây, nhiều đô thị ở TP Hạ Long, Quảng Ninh cắt điện luân phiên vào buổi tối, người dân trèo hẳn lên trụ cầu Tình Yêu để hóng mát.

Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn

Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Thời tiết Hà Nội còn nắng nóng, oi bức đến hết tuần

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, tiếp diễn nắng nóng đến gay gắt, nhiệt độ cao nhất duy trì 38 độ. Khoảng ngày 4/6, nắng nóng giảm nhưng vẫn ở mức 37 độ.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !