Thực hư việc uống thuốc tránh thai ‘đánh bay’ nồng độ cồn?

“Dân nhậu” đang truyền tai nhau việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể “đánh bay” nồng độ cồn. Chuyên gia nói gì về thông tin này?

Do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp khách, đối tác tôi không tránh được các buổi nhậu. Ở những bữa tiệc, việc uống 1, 2 ly bia rượu cũng là điều không thể tránh khỏi. Gần đây, tôi nghe nhiều người truyền tai nhau việc thuốc tránh thai khẩn cấp nói riêng hay một số loại thuốc nội tiết tố nói chung có khả năng làm mất nồng độ cồn trong hơi thở. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?  Độc giả Lê Anh (Hà Nội)

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tư vấn:

Không có mối liên quan giữa chuyển hóa cồn và thành phần của thuốc tránh thai khẩn cấp. Vấn đề này chưa có số liệu khoa học và cũng không có khuyến cáo nào về việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp để giải rượu.

Bản chất thuốc tránh thai khẩn cấp là các chất nội tiết tố, đặc biệt là progesterone. Đây là loại hormone khi phụ nữ mang thai tiết ra để ngăn trứng không rụng, từ đó không thể tiếp tục thụ thai. Thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ cấp một lượng lớn nội tiết tố progesterone vào cơ thể để "bắt chước" quá trình này.

Một vấn đề đặt ra là các thuốc nội tiết tố đường uống sẽ được chuyển hóa qua gan. Do đó, khi đã sử dụng rượu bia, vốn dĩ gan đã phải làm việc rất vất vả để chuyển hóa ethanol lại phải gánh thêm công việc chuyển hóa progesterone. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gan quá tải.

Như vậy, nếu uống cùng lúc thuốc tránh thai và rượu có thể khiến gan bị quá tải, nguy cơ gây bệnh lý về gan cao hơn. Đàn ông lạm dụng nhiều thuốc tránh thai, tự bổ sung hormone nữ giới vào cơ thể cũng không tốt.

Bên cạnh đó, rượu làm giảm lượng glucose trong máu, dẫn tới chóng mặt ở người say. Uống rượu, bia khiến bạn mệt mỏi, mất nước nên càng nôn nao, đau đầu. Sử dụng thuốc tránh thai lúc này có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tính mạng.

Vì vậy, tuyệt đối không truyền tai nhau các mẹo giải rượu không rõ nguồn gốc, gây hại sức khỏe. Mọi người nên áp dụng phương pháp được bác sĩ khuyến cáo như uống nước lọc, nước gừng, nước chanh, nước cam, mật ong.

Ngọc Trang

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Người phụ nữ có khối u khổng lồ sau 3 năm 'bỏ quên'

Bị u xơ từ ba năm trước nhưng nữ bệnh nhân chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra lại dẫn đến u phát triển khổng lồ, bụng to như người mang thai sắp sinh.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Rách dạ dày, đứt gan sau cuộc xô xát

Người đàn ông 43 tuổi được đưa đến viện cấp cứu sau cuộc xô xát. Bác sĩ phát hiện anh bị rách dạ dày, đứt một mảnh gan.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Đang cập nhật dữ liệu !