Thực hư thông tin bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai mổ nhầm cho bệnh nhân?

Mạng xã hội đang xôn xao về một chia sẻ về câu chuyện của bà mẹ có con trai đã bị bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai mổ nhầm gây biến chứng. Được biết câu chuyện này của bà mẹ P.H.L trú tại Láng Hạ, Hà Nội.

Chia sẻ của người nhà bệnh nhân trên mạng xã hội.

Toàn bộ câu chuyện được chia sẻ như sau:

"Tôi - Người mẹ đau lòng, cứ âm thầm chăm sóc cậu con trai, hơn một tháng trời. Từ khi con tôi bị bác sĩ bệnh viện Bạch Mai mổ nhầm, tôi nhớ như in cái ngày định mệnh đó, ngày 26/5/2019, con trai tôi bị sốt 38,5 độ, tôi đưa con vào bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương khám bệnh, bác sĩ cho con nằm điều trị tại khoa nhiễm khuẩn tổng hợp. Bác sĩ Nguyễn Thùy Dung trực tiếp điều trị, sau 01 ngày con hết sốt. Tôi thấy bệnh tình con thuyên giảm tôi rất vui mừng, nhưng ngày 28/5/2019 bác sĩ Nguyễn Thùy Dung chẩn đoán con bị viêm hạch cần phải mổ gấp, cậu con trai van xin bác sĩ và mẹ mình: “con không nghiêm trọng vậy đâu, con thấy con khỏe rồi, con hết sốt rồi, mai mẹ xin cho con ra viện”.

Bác sĩ thì nói:“cậu phải nghiêm túc tuân thủ chỉ định của tôi”.

Tôi chỉ biết động viên con trai, con đã vào bệnh viện là phải tin tưởng bác sĩ con ạ. Thế là con trai tôi được cô hộ lý dẫn đường sang khoa Ngoại, Bệnh viện Bạch Mai mổ luôn, bác sĩ Hoàng Tuấn Việt thực hiện ca mổ hạch cho con tôi mà không cần siêu âm và chụp chiếu lại cho chính xác.

Tôi ngồi chờ ngoài phòng mổ mà lòng như lửa đốt. Sau gần 1 tiếng đồng hồ, bác sĩ ra cửa thông báo: “bác sĩ đã mổ và tìm rất kỹ rồi nhưng con không có hạch, chị ra ngoài thu ngân để được hoàn lại tiền mổ, chỉ phải thu tiền khâu vết mổ thôi”.”

Tôi vào bàn mổ đón con ra mà con không tự ngồi dậy được, tôi phải nhờ một bác trai khỏe mạnh bế con vào xe lăn. Do bác sĩ đào tìm hạch quá sâu, tiêm thuốc tê thêm 3 lần trong khi mổ, cố đào bới tìm kiếm hạch, con bị tổn thương dây thần kinh, mạch máu, thanh quản. Thế là con tôi từ lợn lành thành lợn què. Lúc đi mổ còn khỏe mạnh đi bộ, lúc về còn ngồi xe lăn, từ lúc mổ xong con bị sốt cao 39,5 độ, con không nói được, không cử động cổ được. Con không ăn được gì, phải dùng ống hút, hút nước cháo loãng và sữa.

Tôi quá ân hận vì mình ngu si không có chút hiểu biết gì về y khoa. Thời gian trôi qua hơn một tháng, hiện tại con bị tê bì, mất hết cảm giác một bên đầu, cổ. Con không quay được, con phát âm bị méo tiếng .

Tôi gửi đơn khiếu nại tới giám đốc 2 bệnh viện. Tôi nhận được lời xin lỗi suông rằng “bác sĩ bị nhầm”. Chỉ một từ nhầm của các bác sĩ khiến con tôi tổn thương sức khỏe nặng nề con gầy gần 10kg, vì không ăn được gì. Tìm hiểu thêm tôi được biết người mổ cho con tôi không phải là bác sĩ Hoàng Tuấn Việt như ghi trong giấy mổ mà là bác sĩ tên Nguyên. Tôi cay đắng, căm phẫn đến trào máu khi các bác sĩ chẩn đoán và mổ nhầm cho con. Di chứng để lại cho con sau này như thế nào, con có bình phục được không, trách nhiệm thuộc về ai trong vụ việc mổ nhầm này vẫn đang còn là ẩn số chưa được sáng tỏ. Tôi phải làm gì để đòi lại sự công bằng cho con trai”.

Sau khi câu chuyện được đăng lên mạng xã hội đã nhanh chóng nhận được nhiều chia sẻ. Hiện thông tin này đã bị bà mẹ gỡ khỏi trang cá nhân.

Theo nguồn tin của chúng tôi, Bệnh viện Bạch Mai đã nắm được vụ việc và đã từng đối thoại với gia đình nhưng chưa đi đến tiếng nói chung. Vì thế, câu chuyện xảy ra đã hơn 1 tháng qua vẫn chưa có hồi kết. Phía Bệnh viện Bạch Mai cũng đã họp về mặt chuyên môn để tìm hiểu rõ vấn đề và sẽ có thông tin cụ thể về trường hợp này.

Liên quan đến sự việc trên TS Dương Đức Hùng- Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, phía bệnh viện đang xác minh và làm việc với khoa Ngoại để có thông tin cụ thể hơn.

Còn GS.BS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, trường hợp bệnh nhân này là nam, bệnh nhân tên N.Q.V, SN 1995, Đống Đa, Hà Nội vào viện trong tình trạng nhiễm trùng, sốt cao. Sau 2 ngày sốt thì bác sĩ không tìm thấy ổ nhiễm trùng và nghi ngờ viêm hạch.

Vì Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương không có sinh thiết tế bào nên gửi sang Bệnh viện Bạch Mai để làm sinh thiết tế bào. Theo ông Kính đây không phải là mổ mà chỉ là thủ thuật sinh thiết cho bệnh nhân. Sau đó bệnh nhân đã được điều trị khỏi và ra viện. Phía Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng đã giải thích cho người bệnh.

Trước câu hỏi chẩn đoán nhầm, ông Kính cho rằng bác sĩ Dung nghi ngờ viêm hạch và để xác định chính xác phải sinh thiết và khẳng định đây là thủ thuật, không phải ca phẫu thuật và không thể vội kết luận là chẩn đoán sai. 

K.C

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !