Thức ăn đường phố quá bẩn, TP.HCM bất lực trong khâu kiểm soát

TPHCM hiện có hơn 20.000 cơ sở đăng ký kinh doanh thức ăn đường phố nhưng việc kiểm soát an toàn thực phẩm của những cơ sở này vô cùng khó khăn.
Thức ăn đường phố quá bẩn, TP.HCM bất lực trong khâu kiểm soát - ảnh 1

Việc kiểm soát an toàn thực phẩm với những xe bán hàng ăn lưu động như thế này là rất khó khăn

Tại Hội nghị tổng kết “Xây dựng mô hình điểm kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố năm 2015” diễn ra tại TP.HCM ngày 13/1, có đến 26% những quán ăn được chọn làm mô hình kinh doanh thức ăn đường phố điểm tại TP.HCM còn nhiều vấn đề về vệ sinh, chưa được che đậy chống ruồi, bụi bẩn…

Kiểm tra những quán ăn được chọn làm mô hình kinh doanh thức ăn đường phố điểm tại 2 phường: phường 2 Quận 3 và phường An Lạc A, Quận Bình Tân cho thấy, khoảng 7% nơi kinh doanh chưa cách biệt với nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, nơi bày bán gia súc, gia cầm,...); 4% thức ăn chưa được che đậy, chưa chống được ruồi, bụi bẩn, nắng, mưa và các loại côn trùng khác; gần 15% người kinh doanh thức ăn đường phố không được khám sức khỏe định kỳ.

Thức ăn đường phố quá bẩn, TP.HCM bất lực trong khâu kiểm soát - ảnh 2

Quán cơm bình dân trên đường Trương Định (q.3) ngay sát đường đi nhưng không có bất cứ cái gì che chắn bụi.

Ths.BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chi cục phó Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM cho biết, hiện nay, người kinh doanh thức ăn đường phố đa số đều có thu nhập thấp, chưa được trang bị kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm đầy đủ. Đáng lưu ý là họ chưa có ý thức trong việc thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng khó khăn, phức tạp, bởi lượng cơ sở chế biến thức ăn đường phố quá lớn, đặc biệt gần như không kiểm soát được các xe bán hàng rong lưu động.

Theo lãnh đạo phường An Lạc A (Q.Bình Tân), đối với các trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, hàng rong, buôn bán lưu động, công tác xử lý hiện nay chủ yếu là nhắc nhở bởi đa phần đây là những nghèo, mưu sinh bằng các xe hàng rong này. Tình trạng các xe đẩy bán hàng rong ở các cổng trường từ nơi khác đến địa phương rất khó quản lý vì họ buôn bán không cố định thời gian, địa điểm.

Ghi nhận của phóng viên Infonet tại một quán cơm bình dân trên vỉa hè đường Trương Định (quận 3): Thức ăn được bày lộ thiên trên một chiếc bàn sắt, xung quanh là nồi cơm, nồi canh, bếp than… và các loại xe cộ chạy ầm ầm ngay bên cạnh, cuốn theo đủ loại bụi đất. Chỉ có 2-3 xô nước vừa để rửa và tráng hàng trăm chén, đĩa trong một buổi bán hàng.

Thức ăn đường phố quá bẩn, TP.HCM bất lực trong khâu kiểm soát - ảnh 3

Ba xô nước này dùng để rửa hàng trăm cốc, chén, bát đũa. Thử hỏi vệ sinh ở đâu?

Tại một xe bán bột chiên ăn sáng tại cổng một trường tiểu học tại quận 3 cũng ở trong tình trạng tương tự. Người bán không có găng tay, thức ăn bày tràn lan không được che đậy và cũng chỉ có 3 chiếc xô nhựa bé tí dùng để tráng, rửa chén đĩa.

Hầu hết các quán ăn bình dân, cơm hộp, thức ăn đường phố, hàng rong thường tập trung tại các trường học, bệnh viện, nơi đông dân cư... Phần lớn khách hàng của loại đồ ăn nhanh này là học sinh, sinh viên và người lao động nghèo, có thu nhập thấp.

Thức ăn đường phố quá bẩn, TP.HCM bất lực trong khâu kiểm soát - ảnh 4

Xe bán bột chiên trước cổng trường, không hề được che đậy. Người chế biến thực phẩm không đi găng tay

Ngoài việc tăng cường kiểm tra chặt chẽ các chợ đầu mối, yêu cầu các phường xã phải xây dựng ít nhất 1- 2 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố điểm, BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai lưu ý người tiêu dùng cần sử dụng quyền từ chối của mình đối với những nơi bán thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai chia sẻ: “Tôi cũng thỉnh thoảng ghé các điểm bán thức ăn đường phố để hỏi thăm tình hình buôn bán của bà con cũng như ăn các món ăn ở đây. Cũng là một người tiêu dùng, tôi muốn lưu ý người dân nên quan sát địa điểm bán thức ăn đường phố, nếu thấy họ đứng bán trên miệng cống, nắp hố ga hay thức ăn được kê sát mặt đất, không được che chắn, có ruồi bọ bám vào thì không nên mua. 

Người bán dùng tay trần để bốc thức ăn hay vừa bốc thực phẩm vừa nói chuyện cũng không nên mua vì vi khuẩn từ miệng người bán hàng sẽ bám vào thức ăn. Đặc biệt, cần tránh những nơi dùng giấy báo để gói bọc bánh mỳ vì mực in trên giấy chứa nhiều kim loại nặng ảnh hưởng đến sức khỏe”.

An Nhiên

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !