Thủ tướng Đức Merkel: Không có căn cứ dỡ bỏ trừng phạt chống Nga

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, các nhà lãnh đạo của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) không thấy các điều kiện tiên quyết để giảm nhẹ hoặc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga.

Thủ tướng Đức Merkel

"Chúng tôi đã thảo luận về chủ đề Nga và Ukraine và tuyên bố rằng không có căn cứ để dỡ bỏ giảm nhẹ các lệnh trừng phạt chống Nga", Thủ tướng Merkel nói.

Theo bà Merkel, những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh Brussels đã thảo luận về vụ việc ở eo biển Kerch và “nói rõ rằng cần đảm bảo di chuyển tự do cho các tàu thuyền ở biển Azov”.

Trước đó, Hội đồng châu Âu ngày 22/12 tuyên bố đã quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng.

Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ: "Ngày 22/12/2018, Hội đồng đã gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào một số lĩnh vực cụ thể của kinh tế Nga tới ngày 31/7/2019. Quyết định này được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 13 và 14/12/2018 cập nhật về tình hình thực thi các thỏa thuận Minsk, những thỏa thuận có liên quan tới các biện pháp trừng phạt".

Theo tuyên bố trên, xét thấy không có tiến triển nào đạt được, Hội đồng châu Âu đã đưa ra quyết định chính trị gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Hội đồng châu Âu đã nhất trí thông qua quyết định này vào ngày 22/12.

Trước đó Reuters đưa tin, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào 18 cá nhân và 4 thực thể có liên quan đến Nga.

Trong số các cá nhân bị trừng phạt có kế toán trưởng của một công ty Nga được cho là có liên quan đến các hoạt động chiến tranh thông tin. Ngoài ra, trong danh sách trừng phạt của Mỹ còn có Alexander Mishkin và Anatoliy Chepiga, hai người được cho là sĩ quan tình báo Nga có liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng có ý định gỡ bỏ trừng phạt đối với 3 công ty Rusal Plc, EN+ và ESE vì đã nhất trí tiến hành những sự thay đổi cấu trúc, trong đó bao gồm việc giảm phần góp vốn của tỷ phú Nga Oleg Deripaska.

Tổng thống Nga Putin

Phát biểu tại cuộc họp báo lần thứ 14, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh gần như trong toàn bộ lịch sử của mình Nga phải sống trong tình trạng bị trừng phạt, do sức mạnh của đất nước tăng lên.

Theo nhà lãnh đạo Nga, các biện pháp trừng phạt không logic, đó đơn giản là biện pháp bổ sung nhằm kiềm chế nước Nga. Ông Putin cho rằng phương Tây đã đánh mất thị trường Nga rộng lớn, số lượng việc làm sụt giảm. Điều này phương Tây cảm nhận rất rõ. Tỷ lệ thất nghiệp tại Nga chỉ 4,8%, trong khi tại Liên minh châu Âu (EU), ví dụ như Tây Ban Nha lên tới 15%.

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng có mặt tích cực riêng. Các lệnh trừng phạt buộc Nga phải động não suy nghĩ phát triển nhiều hướng. Ví dụ, thị phần chế tạo ô tô vận tải đạt hơn 90%, khối lượng bán ra thị trường nước ngoài cũng tăng lên. Các lĩnh vực sản xuất khác của nền kinh tế cũng được cải thiện rõ rệt.

Lần đầu tiên EU áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow vào năm 2014 trong bối cảnh cuộc xung đột ở miền đông nam Ukraine. Sau đó, Brussels tiếp tục chính sách tăng áp lực trừng phạt kinh tế chống Nga.

Moscow đã nhiều lần nhấn mạnh rằng nước này không phải là một bên trong cuộc xung đột nội bộ Ukraine và chỉ quan tâm đến việc Ukraine vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế, và coi việc phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt là phản tác dụng.

Trí Đức (Lược dịch)
Từ khóa: Thủ tướng Đức Merkel Không có căn cứ dỡ bỏ trừng phạt chống Nga Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt chống Nga Hội nghị thượng đỉnh Brussels trí đức eo biển Kerch Hội đồng châu Âu thỏa thuận Minsk Bộ Tài chính Mỹ Tổng thống Nga Vladimir Putin Tổng thống Nga Putin

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !