Thu phí "nắng nóng", Grab nhận phản ứng từ hành khách: "Cõng" phí tắc đường, trời mưa, giờ lại thêm trời nắng?!

Grab mới đây thông báo tăng phụ phí với lý do "thời tiết nắng nóng gay gắt" dành cho khách hàng đi xe 2 bánh và nhận về nhiều phản ứng trái chiều của mọi người. 

Tài xế có được hưởng trọn số tiền phụ phí nắng gắt?

Vài ngày trở lại đây, thông tin Grab phụ thu thêm phí "thời tiết nắng nóng gay gắt", cước xe tăng thêm 3.000 tới 5.000 đồng đã khiến nhiều khách hàng xôn xao. 

Cụ thể, từ ngày 6/7, hãng xe công nghệ Grab áp dụng chính sách phụ thu phí thời tiết nắng nóng 3.000-5.000 đồng với các dịch vụ GrabBike, GrabFood nhằm hỗ trợ giảm bớt vất vả cho tài xế khi thực hiện các đơn hàng.

Thu phí nắng nóng, Grab nhận phản ứng từ hành khách: Cõng phí tắc đường, trời mưa, giờ lại thêm trời nắng?! - Ảnh 1.

Theo đó, tại Hà Nội và TP.HCM, Grab thu thêm phụ phí nắng nóng 5.000 với mỗi chuyến xe GrabBike và mỗi đơn hàng GrabFood, GrabMart. Còn với dịch vụ GrabExpress là 3.000 đồng một đơn hàng.

Tại các thị trường khác như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế..., Grab phụ thu thời tiết nắng nóng với các dịch vụ GrabBike và GrabFood đều là 5.000 đồng. Phụ phí sẽ được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị trên biên nhận khi tài xế nhận chuyến xe.

Động thái phụ thu thêm loại phụ phí "nắng nóng gay gắt" được xem chỉ là một trong nhiều loại phí mà các khách hàng sử dụng dịch vụ Grab phải gánh chịu. Bởi trước đó, Grab từng tiến hành thu từ khách hàng phụ phí đối với các cuốc xe giờ cao điểm, cuốc xe đêm khuya, cuốc xe trong thời điểm kẹt xe, ngập nước, thời điểm Tết Nguyên đán... Chưa hết, GrabBike tới đón khách, nếu phải chờ quá 5 phút, Grab còn thu thêm khách hàng khoản phí chờ chừng 2.000 đồng.

Việc phụ thu thêm phí "thời tiết nắng nóng gay gắt" cũng khiến chính các tài xế đối tác của Grab cũng tỏ thái độ không hài lòng, bởi đáng ra các tài xế là người được hưởng khoản phí này vì họ là những người trực tiếp chịu cảnh nắng nôi cực nhọc trên đường. Thế nhưng, theo chia sẻ của một số tài xế Grab thì mức phụ phí nắng nóng tài xế được hưởng chỉ có 2.000 đồng/cuốc xe hoàn thành, khoản còn lại chảy vào túi Grab.

Ngay sau khi thông báo phụ thu thêm loại phí nắng nóng của Grab được chia sẻ đã nhận về nhiều phản ứng trái chiều từ khách hàng. Một số người đồng tình với việc phụ thu trong những ngày nắng nóng để hỗ trợ các tài xế đối tác. 

"Nắng nóng gay gắt, ra đường tí thôi đã muốn ngộp thởi nên phụ thu thêm vài nghìn đồng cho tài xế cũng được. Nhưng chắc chắn là tiền này được cộng riêng cho tài xế không hay lại chia phần trăm cho Grab. Chứ hành khách thì gánh còng lưng các loại phí mà tài xế chẳng có chính sách ưu đãi, hỗ trợ mà tiền toàn đổ về túi Grab là không chấp nhận được", tài khoản D.K chia sẻ. 

Chị Minh Hải cũng đồng ý với việc phụ thu thêm trong điều kiện thời tiết nắng nóng với điều kiện số phụ phí này các tài xế đối tác của Grab sẽ được hưởng trọn vẹn, "Thu 5.000 đồng cũng không đáng là bao chỉ là thêm cho các bác tài chai nước mát. Nhưng tôi mong 5.000 đồng chi phí đó sẽ chuyển nguyên vẹn cho các tài xế và không bị chia % cho Grab".

TP.HCM có 2 mùa mưa nắng, như thế nào gọi là nắng gắt?

Tuy nhiên không ít người cũng bày tỏ băn khoăn và thắc mắc điều kiện thời tiết như thế nào thì được coi nắng nóng để tính phí. Trong thông báo của Grab không hề nêu rõ ngưỡng nhiệt độ ra sao thì được xem là nắng nóng gay gắt.

Anh Quân (Hà Nội) một người thường xuyên sử dụng ứng dụng gọi xe của Grab bày tỏ thắc mắc về điều kiện thời tiết như thế nào sẽ bị tính phụ thu nắng nóng và nó được xác định tại thời điểm đón khách hay thời điểm kết thúc hành trình. "Mình không phản đối việc phụ thu nắng nôi để hỗ trợ tài xế tuy nhiên cần có điều kiện rõ ràng như nhiệt độ bao nhiều, thời tiết như thế nào thì sẽ tính là nắng nóng gay gắt chứ không thể chỉ dựa vào cái thông báo chung chung như thế rồi "móc túi" khách hàng. Ví dụ TP.HCM thời tiết nắng nóng quanh năm vậy cứ nắng là tính khoản phụ thu này hay sao. Mơ hồ quá". 

Không bằng lòng với chính sách này, chị Mai Anh lên tiếng cho rằng động thái này của Grab chỉ là cớ để hãng tăng giá cước khi không có căn cứ rõ ràng "thời tiết thế nào được coi là nắng nóng". "Thời tiết mưa nắng thất thường, ví dụ lúc bắt xe ở quận này đang nắng gay gắt nhưng khi đi sang quận khác thì lại âm u, thậm chí đổ mưa rào vậy có bị tính phụ thu "nắng nóng gay gắt" hay không. Trời mưa cũng tăng giá, nắng cũng tăng giá nhưng lại thường xuyên bị huỷ chuyến, không tìm được tài xế. Bản thân mình nghĩ dịch vụ phải đi đôi với số tiền khách hàng bỏ ra chứ các khoản phí thì khách hàng chịu nhưng trải nghiệm không tốt cũng tự khách hàng lo như vậy là không chấp nhận được", chị Mai Anh phàn nàn. 

Thu phí nắng nóng, Grab nhận phản ứng từ hành khách: Cõng phí tắc đường, trời mưa, giờ lại thêm trời nắng?! - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Là người thường xuyên sử dụng xe công nghệ để di chuyển đi làm hàng ngày, chị Bùi Hạnh (TP.HCM) cũng không đồng tình với việc thu thêm phụ phí nắng nóng. Bởi theo chị Hạnh, ở TP.HCM chỉ có hai mùa mưa và mùa nắng. Vậy việc thu thêm phụ phí này quả thật chỉ là chiêu "móc túi" khách hàng trong khi các tài xế lại không hề được hưởng trọn vẹn số tiền đó. 

"Nếu thực sự muốn hỗ trợ thêm cho các tài xế đối tác thì chính Grab có thể giảm chút phần trăm chiết khấu thu từ tài xế hoặc tăng thêm chiết khấu từ bên đối tác là nhà hàng thay vì bắt khách hàng gánh phí. Hiện cước phí của Grab khá cao, khách hàng cõng thêm hàng loạt khoản phí từ đêm khuya, trời mưa, tắc đường, giờ cả trời nắng... là không chấp nhận được", chị Hạnh cho biết. 

Ngoài ra chị Hạnh cũng chia sẻ thêm, thời gian gần đây chị đã cài thêm một số ứng dụng đặt xe công nghệ khác để có thêm nhiều sự lựa chọn. Thậm chí, một số giờ cao điểm chị đã gọi cả taxi truyền thống để di chuyển. Điều chị Hạnh bất ngờ đó là cước phí của các ứng dụng gọi xe khác hoặc taxi truyền thống cũng chỉ xấp xỉ Grab, đôi lúc còn rẻ hơn từ 10.000 - 30.000 đồng.

Nỗi khổ của các hàng ăn uống thời bão giá: Tăng tiền thì sợ mất khách mà giữ nguyên cũng không xong

Nỗi khổ của các hàng ăn uống thời bão giá: Tăng tiền thì sợ mất khách mà giữ nguyên cũng không xong

Chỉ mới vừa hồi phục sau thời gian đóng cửa bởi dịch, rồi lại “gồng mình” chống chọi với bão giá xăng dầu, nguyên liệu, các cửa hàng kinh doanh ăn uống đều phải đau đầu để giữ chân khách hàng.

Theo Tổ quốc

Chen chân làm thủ tục chuẩn hóa thông tin thuê bao di động trước giờ G

Rất đông khách hàng đổ về các cửa hàng giao dịch của 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone ở Hà Nội để làm thủ tục chuẩn hóa thông tin cá nhân trước ngày cuối tháng 3.

Xuyên đêm săn loài cá biển ngược sông Lam

Cá mòi ngược con nước để vào mùa sinh sản, đây cũng là dịp người dân vạn chài dọc sông Lam (Nghệ An) tất bật cả ngày đêm để đánh bắt, mang lại thu nhập cho gia đình.

Thăm ngôi biệt thự 800m2 của đại gia nức tiếng Hà Nội xưa

Gần 100 năm qua, kí ức về gia đình, những kỉ vật trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn, trân quý.

Động đất tiếp tục ở Kon Tum, 36 trận xảy ra trong 22 ngày

Trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chỉ trong tháng 3, nơi đây đã xảy ra 36 trận động đất.

Ngôi nhà siêu méo mó bên tuyến đường mới mở ở Hà Nội

Ngôi nhà có diện tích 17m2 ở ngách 42/197 Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trên tuyến đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh.

Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp

Ngày 20/3, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an tỉnh) đã xuống địa bàn để tìm hiểu thông tin về việc hai du khách nước ngoài cầm biển xin cứu giúp trên đường phố.

Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường

Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.

Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu

Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.

Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành

Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.

Cây cầu hình rồng đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh đang thành hình

Với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cây cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có thiết kế hình con rồng thời Lý được đánh giá là đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Đang cập nhật dữ liệu !