Thủ phạm vụ đánh bom ở Thái Lan: Tộc người Duy Ngô Nhĩ là ai?

Mới đây, hàng loạt kẻ tình nghi trong vụ đánh bom ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) khiến 20 người thiệt mạng đã khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu vụ việc có phải do một dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở miền Tây Trung Quốc tiến hành hay không.

Tộc người Duy Ngô Nhĩ là ai?

Duy Ngô Nhĩ là một dân tộc thiểu số nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, theo đạo Hồi sống ở tỉnh Tân Cương (Trung Quốc). Từ lâu họ đã lên tiếng bị phân biệt chủng tộc và bị áp đặt những cấm đoán tôn giáo bởi chính phủ Trung Quốc, có thành phần chủ yếu là những người Hán. Hàng thập kỷ phát triển kinh tế đã khiến rất nhiều người Hán thâm nhập vào nơi họ sinh sống, vốn có trữ lượng dầu mỏ lớn.

Người Duy Ngô Nhĩ cảm thấy mình bị bỏ ngoài trong khi đất nước đang phát triển kinh tế mạnh mẽ và từ cuối những năm 1990 đến nay nhiều vụ xung đột sắc tộc đã xảy ra, cụ thể là vụ bạo động diễn ra ở thủ phủ Urumqi tại Tân Cương vào năm 2009 khiến 200 người thiệt mạng.

Thủ phạm vụ đánh bom ở Thái Lan: Tộc người Duy Ngô Nhĩ là ai? - ảnh 1

Người Duy Ngô Nhĩ tập trung cầu nguyện tại một nhà nguyện ở Urumqi (Tân Cương, Trung Quốc), mặc dù chính quyền đã cấm họ tập trung đông người.

Tình hình an ninh hiện tại

Kể từ năm 2009 đến nay, rất nhiều vụ tấn công đã diễn ra tại các đồn cảnh sát, trạm kiểm soát của quân đội và các tòa nhà chính phủ ở tỉnh Tân Cương. Bạo lực đã lan ra khu vực xung quanh, khi phiến quân Uighur đã bị cáo buộc tấn công vào các ga tàu, chợ và quảng trường ở Bắc Kinh. 

Tháng 3/2014, một nhóm người Duy Ngô Nhĩ, trong đó có 2 phụ nữ, đã dùng mã tấu tấn công vào đám đông tại một ga tàu ở thành phố Côn Minh (Trung Quốc) khiến 31 người thiệt mạng. Tháng 5/2014, một vụ đánh bom tại một khu chợ ở Urumqi đã khiến 43 người chết.

Phản ứng của Bắc Kinh

Từ lâu Bắc Kinh đã nhận thức sự nguy hiểm của quân nổi dậy ở Tân Cương và luôn kiểm soát chặt chẽ khu vực này. Năm 2001, Trung Quóc gọi quân người Duy Ngô Nhĩ là tổ chức khủng bố nhằm thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng chính những chính sách áp đặt của Trung Quốc trong khu vực (bao gồm cấm đàn ông để râu và phụ nữ deo mạng che mặt) đã khiến cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ bất bình và phản kháng.

Năm ngoái, nhà kinh tế học Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng Ilham Tohti, người đã từng kêu gọi Bắc Kinh xem lại chính sách của mình tại Tân Cương nhằm đi đến giảng hòa giữa hai bên, đã bị buộc tội châm ngòi nổi loạn và bị kết án chung thân. Đáp lại vụ việc diễn ra vào năm 2014, Bắc Kinh đã tiến hành chiến dịch truy quét lớn ở Tân Cương, bắt giam và xử tử hàng trăm người bị nghi có liên quan đến các hoạt động khủng bố.

Phản ứng của người Duy Ngô Nhĩ

Trong những năm gần đây, người Duy Ngô Nhĩ đã trốn chạy khỏi Trung Quốc, thường là qua vùng Đông Nam Á. Các tổ chức nhân quyền khẳng định họ đang trốn chạy những áp đặt đối với dân tộc mình, còn Bắc Kinh thì cho rằng họ đến gia nhập các tổ chức khủng bố cực đoan và sẽ quay lại Trung Quốc để tấn công. Mới đây, tòa án ở các thành phố Hotan, Kashgar và Karamay đã bắt giữ nhiều người Trung Quốc đã giúp người Duy Ngô Nhĩ vào Việt Nam trái phép cùng nhiều người đã không vượt biên thành công.

Thủ phạm vụ đánh bom ở Thái Lan: Tộc người Duy Ngô Nhĩ là ai? - ảnh 2

Cảnh sát Trung Quốc thẩm vấn 2 người Duy Ngô Nhĩ (bên trái ảnh) khi vụ tấn công xảy ra vào tháng 3/2014.

Mặc dù cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở châu Âu và Mỹ rất lớn, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi nhiều người muốn đến khi rời khỏi Trung Quốc. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang phải chịu áp lực lớn khi ủng hộ giúp đỡ người Duy Ngô Nhĩ, khiến quan hệ ngoại giao giữa Ankara và Bắc Kinh trở nên căng thẳng.

Động thái của Thái Lan

Cuối năm 2014, chính phủ Thái Lan đã bắt giữ hàng trăm người di cư được cho là thuộc tộc người Duy Ngô Nhĩ tại nhiều trại tập trung, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Nhiều người trong số họ không muốn tiếp xúc với các quan chức Trung Quốc, và họ khẳng định mình là người Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều người trong số họ có hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó được đưa đến nước này. Tuy nhiên, vào ngày 9/7 vừa qua, Thái Lan đã trục xuất hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ, phần lớn là đàn ông, vì bị chính phủ Trung Quốc nghi ngờ là các phần tử khủng bố.

Động thái này đã gây ra sự bất bình từ phía cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, các tổ chức nhân quyền, Mỹ, Liên Hợp Quốc, tất cả đều bày tỏ lo ngại rằng những người này sẽ bị xử tử. Những đoạn phim mà truyền thông Trung Quốc công bố cho thấy những người đàn ông trên bị bịt mặt và canh giữ cẩn thận. Chính quyền Trung Quốc không cho phép bất kỳ ai có mặt trong bất cứ phiên tòa nào có liên quan đến những người bị trục xuất.

Vụ đánh bom ở Bangkok

Mặc dù nhiều giả thiết được đưa ra về hung thủ và động cơ của vụ đánh bom, những đồn đoán về sự liên quan của người Duy Ngô Nhĩ đối với vụ đánh bom ngay lập tức đã xuất hiện, một phần là bởi quả bom phát nổ gần một đền thờ được nhiều du khách Trung Quốc đến thăm.

Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ 2 người ngoại quốc, tịch thu các chất liệu chế tạo bom tại hai căn hộ ở ngoại ô Bangkok và đang truy tìm thêm 10 nghi phạm khác. Người đầu tiên bị bắt tại một trong những căn hộ này và sở hữu một hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ giả. Người thứ hai bị tạm giam gần biên giới Thái Lan – Campuchia, có hộ chiếu ghi địa chỉ của mình là ở Tân Cương. Cảnh sát tin rằng kẻ đánh bom đã trốn khỏi Thái Lan.

Chính quyền Thái Lan tránh gọi vụ việc này là hành động khủng bố do lo ngại nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín và an ninh ở nước này.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !