Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan bác bỏ đề nghị đàm phán
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra |
“Sẽ không có bất kỳ cuộc đàm phán nào”, ông Suthep nói với những người ủng hộ vào cuối ngày 27/11, “Dân chúng sẽ cải cách chính trị đất nước. Các chính trị gia không có vai trò trong cuộc cải cách”.
Theo Bloomberg nhận định, bà Yingluck đã thoát khỏi những biến cố chính trị sau một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội vì những chỉ trích sau khi các nhà lập pháp đối lập cáo buộc bà tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém.
Suthep, Cựu Phó thủ tướng Thái Lan năm 2010, người từng giám sát một cuộc đàn áp chết người những người biểu tình chống chính phủ, đã kêu gọi mọi người tham gia một chương trình biểu tình trên toàn quốc yêu cầu chính quyền của bà Yingluck phải từ chức và gỡ bỏ “bộ máy chính trị cũ” của anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Khoảng 50.000 người tham gia cuộc biểu tình tại Bangkok và bảy tỉnh khác hôm 27/11, phát ngôn viên cảnh sát Piya Uthayo cho biết. Nhóm lớn nhất hiện nay có trụ sở tại một khu liên hợp chính phủ trên đường Chaengwattana, nơi tập trung trụ sở của một số bộ ngành quan trọng ở Thái Lan.
Các cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng trời nhưng diễn ra trong hòa bình, không ảnh hưởng đến du lịch, William Heinecke, Giám đốc điều hành của công ty Minor International sở hữu một chuỗi khách sạn hạng sang ở Thái Lan, cho biết.
"Chúng tôi cho đến nay đã không nhận thấy bất kỳ việc giảm đặt phòng nào", Heinecke cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, "Các cuộc biểu tình được giới hạn ở các cơ quan chính quyền, không có khách du lịch hay hoạt động kinh doanh nào trong thành phố bị ảnh hưởng bởi những cuộc biểu tình hòa bình này".
Bà Yingluck đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội về các cáo buộc chống lại sự quản lý yếu kém về kinh tế, tham nhũng và cố gắng thông qua luật ân xá nhằm giảm tội cho người anh trai Thaksin – vị thủ tướng bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.
Các thành viên của Hạ viện đã bỏ phiếu với tỷ lệ 297-134 để từ chối đơn cáo buộc bà. Bộ trưởng Nội vụ Charupong Ruangsuwan cũng vượt qua những chỉ trích tương tự. Liên minh cầm quyền của bà Yingluck kiểm soát hơn 300 ghế trong Hạ viện gồm 500 thành viên.
Các cuộc biểu tình bắt đầu từ cách đây một tháng, mục đích là chống lại lệnh ân xá cho hầu hết các tội phạm chính trị kéo dài kể từ sau cuộc đảo chính năm 2006 và tiến tới chấm dứt hoàn toàn “chế độ Thaksin”, theo ông Suthep nói. Bên liên quan đến ông Thaksin đã giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua nhờ vào sự hỗ trợ từ các tỉnh đông bắc nông thôn Thái Lan.
Suthep và Thủ tướng Abhisit Vejjajiva , lãnh đạo đảng Dân Chủ và cựu Thủ tướng, đang đối mặt với tội giết người liên quan đến việc ra lệnh cho quân đội sử dụng đạn thật để giải tán người biểu tình có vũ trang khi họ nắm quyền vào năm 2010.
Tòa án Hình sự hồi đầu tuần này đã ban hành một lệnh bắt Suthep trong vai trò lãnh đạo vụ bắt giữ Bộ trưởng Bộ Tài chính. Piya, phát ngôn viên cảnh sát, cho biết Suthep sẽ không bị bắt nếu không kích hoạt phản ứng bạo lực từ người biểu tình.