Thorium - Nguồn năng lượng mới có thể đáp ứng nhu cầu 10 tỉ người?

Tại buổi “Toạ đàm khoa học vì cuộc sống” ngày 19/1, GS Gérard Albert Mourou (Nobel Vật lý 2018) cho biết đang nghiên cứu về Thorium, một tài nguyên có thể giúp con người giải quyết vấn đề năng lượng trong thời gian thậm chí lên tới 20.000 năm.

Thorium: tương lai năng lượng của con người?

Theo vị GS thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Thorium đang được nghiên cứu để thay thế Uranium trong sản xuất điện hạt nhân. Nếu thành công, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu cho con người trước bài toán nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt.

GS Mourou cho biết, Thorium có 3 lợi thế: Thứ nhất là sự dồi dào trong tự nhiên. “Để so sánh với các nguồn đầu vào sản xuất điện, nếu Carbon là 1 đơn vị, Uranium là 5, thì Thorium lên tới 1 triệu đơn vị”, GS Mourou nói.

{keywords}
GS Gérard Albert Mourou trong chuỗi sự kiện VinFuture.

Thứ hai, Thorium tạo ra chất thải ít hơn rất nhiều so với Uranium. Và thứ 3, vòng đời các vật liệu mang độc tính của Thorium tồn tại rất ngắn so với Uranium.

“Đó là vì sao đây là cơ hội tiềm năng cho chúng ta trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Đây là lĩnh vực trước đây ta chưa khám phá được và giờ ta có thể tạo ra. Nguồn năng lượng này có thể đáp ứng nhu cầu 10 tỉ người trong thời gian 10-20.000 năm”, GS Mourou dự đoán.

Nghiên cứu về năng lượng mới chính là một trong những câu chuyện cấp bách của nhân loại hiện nay. Đây là một trong những lý do buổi toạ đàm khoa học hướng tới Lễ trao giải VinFuture có hẳn một phiên bàn về năng lượng mới, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới như GS Sir Richard Henry Friend (Đại học Cambridge, Anh – Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture), GS Nguyễn Thục Quyên (Đại học California, Hoa Kỳ - đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo VinFuture), GS Antonio Facchetti – Đại học Northwestern), GS Gérard Albert Mourou (Giải Nobel Vật lý 2018), GS Sir Kostya S.Novoselov (Giải Nobel Vật lý năm 2010)…

“Phấn khích” từ giải pháp điện mặt trời

{keywords}
GS Sir Richard Henry Friend nói về năng lượng tái tạo tại Toạ đàm khoa học vì cuộc sống, nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện VinFuture sáng 19/1.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của năng lượng mới, GS Sir Richard Henry Friend cho rằng, đây là nhiệm vụ cực kì cần thiết, khó khăn nhưng may mắn vì Khoa học Công nghệ có thể giải quyết được.

“10 năm trước, thông điệp phải giảm phát thải carbon tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được cho là không tưởng. Nhưng, tới bây giờ, với tiến bộ KHCN thì đây là điều có thể. KHCN đã làm chi phí rẻ hơn. Năm 2010, loại hình năng lượng có giá rẻ nhất là điện than, hạt nhân, một phần nhỏ là điện gió. 10 năm sau, điện mặt trời đã giảm chi phí nhiều với ngay cả người lạc quan nhất từng nghĩ”, GS Friend nói.

{keywords}
GS Antonio Facchetti.

Điện mặt trời cũng chính là nguồn năng lượng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học tại toạ đàm. Nếu như GS Antonio Facchetti tỏ ra “phấn khích với năng lượng mặt trời” thì GS Sir Kostya S.Novoselov (Nobel Vật lý 2010) lại hướng sự chú ý vào phương án lưu trữ để nâng cao mức độ hiệu quả của nguồn năng lượng tái tạo. Trong đó, graphene – vật liệu đã mang tới cho GS Novoselov giải Nobel Vật lý 2010 – là một trong những giải pháp tối ưu.

“Điện mặt trời tích hợp với pin tích năng có thể khai thác tối ưu và tác động lớn trong sử dụng hiệu quả năng lượng… Pin hiện đại có kết cấu và thiết kế phức tạp. Nhưng pin hiệu quả hay không phụ thuộc vào phát điện. Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở siêu vật liệu này (graphene) mà nhiều vật liệu khác”, vị GS cho biết.

Theo GS Nguyễn Thục Quyên (Đại học California, Hoa Kỳ), từng quốc gia phải dùng chính thế mạnh để tạo nên nguồn năng lượng cho mình.

“Ví dụ tại Việt Nam có biển dài, miền Trung nhiều nắng, lợi thế điện gió nên đây chính là thế mạnh cần tận dụng”, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture nhận định.

Cũng trong “Toạ đàm Khoa học vì cuộc sống” ngày 19/1, ngoài phiên thảo luận về Tương lai của Năng lượng mới, còn diễn ra các phiên về Tương lai của Sức khoẻ và Tương lai của Trí tuệ nhân tạo với sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó đáng chú ý là TS Katalin Kariko, người đặt nền móng cho vắc xin mRNA Covid-19 đã góp công rất lớn cho cuộc chiến chống đại dịch trên toàn cầu.

Vào lúc 20h10 tối mai, 20/01/2022, Lễ Trao giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam, phát trực tuyến trên các nền tảng kỹ thuật số của VTV, VinFuture, các kênh truyền thông quốc tế như CNN, CNBC, Euronews và TechNode..

Minh An

Dãy nhà dân ở Long An bị sạt lở, chìm xuống sông Cần Giuộc

Khu vực bờ sông Cần Giuộc đoạn qua xã Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) xảy ra sạt lở khiến 5 căn nhà dạng ki-ốt cùng nhiều tài sản bị nhấn chìm.

Ngư dân 43 tuổi kể chuyện sống sót thần kỳ qua 4 ngày lênh đênh trên biển

Ngư dân Trần Văn Việt (43 tuổi, quê huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) bị ngã xuống biển và sống sót thần kỳ sau 4 ngày đêm lênh đênh trên biển.

Nhiếp ảnh gia bén duyên với vùng cao, được ngàn trẻ em yêu quý

Lê Quang Long từng bán cả xe máy để mua máy ảnh thực hiện đam mê. Và rồi anh trở thành một người hết lòng với việc giúp trẻ em nghèo vùng cao.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng bừng lên 35 độ rồi mưa to dồn dập

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, nóng đến 35 độ, xấp xỉ ngưỡng nắng nóng nên trời khá oi bức. Nhưng từ chiều tối 8-10/6 bắt đầu có mưa rào giông mạnh, nhiệt độ giảm 2-3 độ.

Hành động 'điên rồ' của người đàn ông liên tục bị mất trộm lan quý

Ý tưởng lập khu bảo tồn lan rừng phi lợi nhuận của ông Đỗ Tuấn Hưng từng bị coi là điên rồ. Sở hữu hơn 200 chủng loại lan quý hiếm, ông quyết định trả chúng về với rừng.

Mất điện, thầy trò soi đèn pin, điện thoại dồn sức ôn thi tốt nghiệp

Cao điểm nắng nóng, mất điện luân phiên, học trò ở Nghệ An ôn thi trong phòng học chỉ được thắp sáng bằng ánh đèn điện thoại.

Thúc đẩy lối sống xanh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023

Nhiều hoạt động đã được triển khai nhân dịp Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới 2023 nhằm góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn

Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Đang cập nhật dữ liệu !