Thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib, Syria: Cuộc đối đầu phi đối xứng Thổ - Nga

Những ngày qua, dư luận quốc tế “nín thở” trước tình hình Idlib, Syria. Nếu xảy ra cuộc đối đầu trực diện Nga – Thổ sẽ làm thay đổi bản chất cuộc xung đột Syria, nhưng may mắn thỏa thuận ngừng bắn Idlib đã kịp thời "ra đời".

Bản chất của thỏa thuận Idlib

Sau những lời xã giao tốt đẹp là khoảng thời gian gần 06 giờ đàm phán căng thẳng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) Erdogan đã nhất trí với đồng cấp Nga Putin về một thỏa thuận ngừng bắn, theo đó lực lượng Quân đội TNK (TAF) và Quân đội Syria (SAA) phải ngừng bắn từ 0h ngày 06/3/2020 dọc theo giới tuyến đã tồn tại; thiết lập hành lang an toàn 6km về phía Bắc và 6km về phía Nam tính từ đường cao tốc M4 ở Idlib; Bộ trưởng Quốc phòng Nga và TNK sẽ thống nhất về kỹ thuật hành lang an toàn trong vòng 07 ngày; lực lượng của TNK và Nga sẽ bắt đầu tuần tra chung dọc theo đường M4 từ ngày 15/3; khẳng định tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Syria, mở hành lang nhân đạo.

Binh lính quân chính phủ Syria ở phía nam tỉnh Idlib ngày 5/3. Ảnh: SANA

Thỏa thuận đã đạt được nhưng ông Erdogan vẫn cảnh báo sẽ không “giữ im lặng” và đáp trả bằng tất cả sức mạnh nếu SAA tiếp tục tấn công. Trong khi đó, ông Putin cho rằng không phải lúc nào Nga cũng đồng thuận với TNK, nhưng hy vọng thỏa thuận này sẽ là “cơ sở tốt đẹp để chấm dứt xung đột ở khu vực giảm leo thang căng thẳng tại Idlib, chấm dứt nỗi đau khổ cho người dân và ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nhân đạo đang gia tăng”. 

Bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar – một nhân vật quyền lực của TNK, bình luận Tổng thống Erdogan truyền đi thông điệp rằng mục đích của TNK là tìm giải pháp hòa bình và chính trị cho cuộc xung đột, TAF sẽ tiếp tục triển khai lực lượng tại Idlib để thực hiện sứ mệnh hòa bình và ổn định khu vực này.

Phía bên kia chiến tuyến, Tổng thống Syria Bashar al Assad, ngày 04/3 đã phát tín hiệu hòa hiếu với TNK trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-24 rằng không muốn tiếp tục gây chiến với TNK; Syria và TNK là hai nước láng giềng, anh em, có mối ràng buộc về văn hóa, nhiều nhóm sắc tộc của TNK sống ở Syria và ngược lại, những cuộc hôn nhân đa sắc tộc giữa hai bên, có kết nối văn hóa và lịch sử, vì vậy chẳng có lý do gì hai nước để xảy ra xung đột nghiêm trọng và chẳng có lý do gì người Thổ phải chết ở Syria. Ông khẳng định người Syria chưa bao giờ có hành động thù địch nào, dù lớn hay nhỏ chống lại người Thổ, do vậy thật phi lý khi xảy ra bất đồng nghiêm trọng giữa hai quốc gia.

Trò chơi chiến thuật của Putin - Erdogan

Giá trị có thể thấy được ngay là Nga – Thổ đã tháo được ngòi nổ căng thẳng trong suốt ba tuần vừa qua, trên thực địa máu của binh sỹ TAF và SAA sẽ bớt đổ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chiến trường ngưng tiếng súng, bởi thỏa thuận này không có hiệu lực với các nhóm phiến quân khác tại Idlib, mục tiêu của SAA và Nga là cắt khối “ung nhọt” phiến quân cuối cùng tại Idlib đã được nước ngoài nuôi dưỡng chống chính quyền Syria trong 9 năm qua. Do vậy, chẳng có lý do gì mà SAA và Nga ngừng chiến dịch quân sự tại đây.

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Những được/mất của ông Erdogan: Trong thế bất lợi khi đàm phán với ông Putin để tìm một lối thoát “danh dự”, ông Erdogan cũng đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản trước mắt:

i/giảm được nguy cơ bùng phát mâu thuẫn trong nội bộ, với sự chỉ trích, phản đối của phe đối lập, đứng đầu là đảng lập Cộng hòa Nhân dân (CHP) vì binh sỹ thiệt mạng ngày càng tăng trên chiến trường (59 binh sỹ thiệt mạng tính đến ngày 05/3). Minh chứng là trong cuộc họp Quốc hội ngày 04/3, xảy ra cuộc ẩu đả giữa nhóm nghị sỹ CHP với nhóm nghị sỹ đảng cầm quyền Công lý & Phát triển của ông Erdogan khi Phó Chủ tịch CHP Engin Ozkoc chỉ trích gay gắt chính sách của TNK tại Syria, thậm chí có những lời lẽ xúc phạm ông Erdogan;

ii/ không làm tổn hại đến quan hệ với Nga và không để căng thẳng leo thang với Nga làm cái cớ cho Mỹ và phương Tây lợi dụng;

iii/ có điều kiện tăng sức ép với châu Âu về người tị nạn khi người Syria đang đổ về biên giới sẵn sàng tràn sang lãnh thổ;

iiii/ giảm được chi phí quân sự, tác động tiêu cực đến nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn.

Ở chiều ngược lại, thỏa thuận này đã đặt TNK vào thế bất lợi trong ý đồ muốn duy trì sự hiện diện quân sự tại Bắc Syria, tìm kiếm vai trò trong tương lai chính trị Syria. Những điều khoản trong thỏa thuận mặc nhiên thu hẹp phạm vi kiểm soát của quân Thổ và lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) do TNK nuôi dưỡng, thậm chí một số điểm giám sát đã được thiết lập tại Bắc Syria từ thỏa thuận Sochi có nguy cơ bị xóa sổ. Điều đáng nói là những bước đi trong chính sách Syria của ông Erdogan bộc lộ rõ sự bị động, phụ thuộc trước đối thủ Putin. Trong tương lai không xa sự hiện diện của quân Thổ tại Syria sẽ khó khăn khi Nga nêu điều khoản tôn trọng độc lâp, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Syria.

Nga (ông Putin) tiếp tục chơi con bài thời gian trong thế áp đảo: Thỏa thuận lần này không khác gì về bản chất so với thỏa thuận Sochi 2018. Lần trước ông Putin đã ký thỏa thuận với ông Erdogan để rảnh tay gây sức ép với Mỹ và đồng minh rút khỏi Bắc Syria, còn lần này ông Putin cũng diễn lại kịch bản tương tự nhưng để tấn công tiêu diệt phiến quân, đặc biệt là nhóm Hayat Tahrir Al-Sham, Jabbar Al-Nusra (LHQ liệt vào danh sách khủng bố).

Ông Putin nắm rõ điểm yếu của ông Erdogan trong bối cảnh hiện nay và ký thỏa thuận với những lợi thế giành cho SAA trên chiến trường Idlib. Giờ đây, SAA và Nga thực hiện được mục tiêu chiến dịch là kiểm soát được hai tuyến giao thông huyết mạch là quốc lộ M4 nối Idlib với Latakia – nơi có căn cứ quân cảng Nga đóng và quốc lộ M5 nối Aleppo với Damascus, cắt đứt đường chi viện của nước ngoài cho phiến quân ở Idlib. Cao tay hơn, là không dồn ông Erdogan vào thế chân tường mà vẫn giữ được quan hệ ở mức “gần gũi” nhất định làm “bẽ mặt” Mỹ và phương Tây khi có ý đồ lợi dụng gây chia rẽ quan hệ Nga – Thổ.

Thỏa thuận này không đề cập đến số phận các điểm giám sát của TNK đã lập ở Idlib, nghĩa là quân Thổ vẫn hiện diện để ngăn chặn sự quay lại của Mỹ và đồng minh. Có sự hiện diện của TNK nghĩa là có đồng minh chống Mỹ vì khi Mỹ quay lại sẽ kéo theo PYD/YPG – kẻ thù của TNK.

Có thể nói, những gì đang xảy ra tại Idlib chỉ là quân cờ chiến thuật trong bàn cờ chung của Syria mà ông Putin đã, đang đấu với các đối thủ và ông Erdogan có lẽ vẫn luôn ở “cửa dưới” trong cuộc chơi này.

Khánh Linh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !