"Thiêu rụi" Triều Tiên, chuyện không thể với Tổng thống Mỹ Donald Trump?

Tuyên bố "thiêu rụi" Triều Tiên của Tổng thống Trump bị đánh giá là "vô nghĩa" và phi thực tế. Bởi những người tiền nhiệm của ông Trump dù từng nghĩ tới phương án tấn công quân sự, song vẫn không thể ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lời cảnh báo với nhà lãnh đạo Kim Jong-un rằng: "Triều Tiên sẽ bị thiêu đốt và đối mặt với sự giận dữ mà thế giới chưa từng được chứng kiến", câu hỏi đặt ra là tại sao các cựu Tổng thống Mỹ lại chưa từng có những hành động tương tự như tuyên bố của ông Trump để ngăn chặn chương trình phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Sau khi Triều Tiên từ bỏ Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng cân nhắc tới việc sử dụng vũ lực. Nhưng cuối cùng, ông Clinton lại chọn con đường đàm phán với Triều Tiên để tiến tới ký kết Hiệp ước Khuôn khổ chung. Triều Tiên đã quyết định cho dừng chương trình sản xuất plutonium để đổi lấy các tàu chở nhiên liệu và một lò phản ứng nước nhẹ từ Mỹ. Song hai bên cũng chưa từng hoàn thành đầy đủ chương trình trao đổi trên.

Quân đội Hàn Quốc tập trận đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.

Sau đó, cựu Tổng thống George W. Bush, một người không ưa gì Triều Tiên đã quyết định đưa Bình Nhưỡng vào trong danh sách "trục ma quỷ". Theo ông Bush, việc Bình Nhưỡng bí mật phát triển chương trình làm giàu uranium đã phá vỡ tinh thần trong thỏa thuận mà Triều Tiên từng ký với chính quyền của Tổng thống Clinton. Và tới năm 2006, Triều Tiên đã lần đầu tiên cho tiến hành thử hạt nhân. Nhưng tới năm 2007, chính cựu Tổng thống Bush đã gỡ bỏ lệnh trừng phạt với Triều Tiên để hai nước tiến tới vòng đàm phán mới. Nhưng cuối cùng, Bình Nhưỡng đã từ chối tham gia.

Tới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Triều Tiên một lần nữa quay trở lại với chương trình phát triển hạt nhân, thậm chí là phóng ngư lôi đánh chìm một chiếc tàu của hải quân Hàn Quốc và bắn phá một hòn đảo của nước này. Đặc biệt, khi ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo, Triều Tiên đã nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu lớn trong tiến trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân. Ngay cả khi chính quyền của cựu Tổng thống Obama thi hành chính sách "kiên nhẫn chiến lược", Triều Tiên vẫn có những hành động mang tính khiêu khích như phóng tên lửa và thử hạt nhân. 

Và cho tới nay, ông Trump đang được thừa hưởng một mớ thất bại trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Không chỉ ông Kim đang cho tiến hành các vụ phóng thử tên lửa với tần suất nhiều chưa từng thấy mà Cơ quan Tình báo Mỹ cũng phải thừa nhận, Triều Tiên có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để tích hợp lên trên tên lửa có tầm bắn vươn tới nhiều thành phố lớn của Mỹ.

Vậy tại sao ba đời Tổng thống Mỹ trước thời ông Trump lại không thể "thiêu rụi" Triều Tiên để ngăn chặn Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi tham vọng hạt nhân?

Nhà phân tích Eli Lake của tờ Bloomberg cho rằng, câu trả lời chính là Seoul, thủ đô của Hàn Quốc. Nói cách khác, Triều Tiên có đủ đạn pháo để tấn công Seoul và cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người đồng thời tạo ra một cuộc chiến thế giới đẩy nền kinh tế toàn cầu xuống vực thẳm. Hiểu được những hậu quả khôn lường khi Triều Tiên phản công đã khiến các cựu Tổng thống Mỹ không đưa ra quyết định tấn công quân sự nhằm vào Bình Nhưỡng.

Ông John Plumb, cựu Giám đốc chính sách quốc phòng và chiến lược thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Obama chia sẻ với tờ The Atlantic hồi tháng trước rằng: "Nếu tôi làm việc dưới thời Tổng thống Trump, tôi sẽ tìm hiểu về mối đe dọa Seoul bị thiêu rụi và tính toán xác suất xảy ra trong thực tế. Bởi theo tôi chuyện này giờ được nhắc tới quá nhiều và mất dần tính nghiêm trọng. Tấn công vào Seoul, một trung tâm dân sinh là chuyện hoàn toàn khác so với tấn công một tiền đồn quân sự ở nơi xa xôi hẻo lánh. Đây thực sự là một chuyện lớn". 

Cũng theo ông Plumb, trong những tháng gần đây, giới chức tình báo Mỹ vẫn khẳng định, mối đe dọa Triều Tiên tấn công Seoul là hoàn toàn có thật. Trong khi đó, nếu Mỹ tấn công Triều Tiên, đây sẽ là cuộc chiến tồi tệ với các binh sĩ Mỹ, lực lượng đã có mặt ở Hàn Quốc trong hơn 60 năm, cũng như đối với các đồng minh của Washington như Nhật Bản. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vạ miệng

Theo ông Lake, Mỹ cần thận trọng hơn với những tuyên bố của Tổng thống Trump. Ngay cả khi ông Trump đe dọa Triều Tiên sẽ bị "thiêu đốt và đối mặt với sự giận dữ" thì liệu tuyên bố này có thể khiến Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân? Liệu ông Trump có dám hiện thực hóa các tuyên bố đe dọa Triều Tiên? Liệu ông Trump có tổ chức tấn công để lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng? Và liệu ông Trump sẽ quan tâm tới chuyện bình ổn một quốc gia như Triều Tiên sau khi chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un bị lật đổ?

Phát biểu trong cuộc họp tại Viện Hoover hồi đầu năm nay, Đô đốc nghỉ hưu William Perry cho rằng, Mỹ không thể phá hủy cơ sở hạt nhân của Triều Tiên bằng các cuộc tấn công quân sự bởi đây là những công trình Triều Tiên đã dày công xây dựng trong 20 năm qua. Thêm vào đó, cái giá mà người dân Hàn Quốc phải trả sẽ không thể đoán trước được.

Do đó, giống như các đời Tổng thống tiền nhiệm, lời đe dọa tấn công Triều Tiên mà ông Trump đưa ra chỉ được đánh giá là những tuyên bố "vô nghĩa" và phi thực tế. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !