Mang na Thái, Đài Loan về trồng trở thành "tỷ phú na" vùng núi Tây Bắc
Năm 2020, với 2ha na Thái, na Đài Loan, na sầu riêng, chị Nguyễn Thị Hiền ở xã Nà Bó (Mai Sơn, Sơn La) đã thu hoạch được 23 tấn, doanh thu được 1,4 tỷ đồng.
Dám nghĩ, dám làm là nhận xét của nhân dân tiểu khu 8, xã Nà Bó (Mai Sơn) về chị Nguyễn Thị Hiền, đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng cây thu nhập thấp sang chuyên canh trồng các loại na Thái, na Đài Loan, na sầu riêng, mỗi năm đem lại thu nhập hàng tỷ đồng và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Chị Hiền chăm sóc vườn na Thái của gia đình.
Năm 2014, gia đình chị Hiền bắt đầu trồng na Thái với diện tích khoảng 1,7 ha; năm 2020 trồng thêm hơn 6 ha giống na Đài Loan và na sầu riêng. Gia đình đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới ẩm, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, hiện đã có 2 ha đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc na hiệu quả, chị Hiền cho biết: Na Thái cho thu hoạch chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Trồng na chủ yếu tập trung vào 3 giai đoạn phát triển.
Giai đoạn ngay sau khi thu hoạch xong vụ na (từ khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 1 dương lịch năm sau) cần phải thực hiện cắt tỉa cành, tạo tán theo hình chóp, tán rộng bên dưới và thu dần trên cao, để đảm bảo tất cả các cành đều được hưởng ánh nắng mặt trời, chuẩn bị sẵn sàng bước vào mùa vụ mới.
Sau khi kết thúc nghỉ Tết âm lịch bắt đầu thực hiện thụ phấn nhân tạo, mỗi hoa được thụ phấn 3 lần, mỗi lần thụ phấn câng chú ý đánh dấu để tránh nhầm lẫn. Ngay khi đậu quả, phải thực hiện cắt tỉa, chỉ chọn lọc những quả tròn đẹp, thường thì mỗi cảnh chỉ để từ 1-2 quả, cân đối lựa chọn giữ lại những quả ở các ví trí có cơ hội tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời; đồng thời, thực hiện bao trái, phòng chống sâu bệnh, đảm bảo mẫu mã theo yêu cầu của thị trường, kỷ lục có những quả na Thái nặng tới 1-1,3 kg.
Hiện nay, quả na Thái nặng từ 500 gam trở xuống giá bán tại vườn từ 40.000-45.000 đồng/kg; từ 500 gam trở lên có giá bán tại vườn từ 70.000-80.000 đồng/kg.
Gia đình chị cũng tham gia thành viên của HTX Toàn Phát từ năm 2016, sản phẩm na Thái của gia đình ngoài bán cho thương lái đến thu mua tại vườn còn được cung cấp cho siêu thị trên địa bàn Thành phố và Hà Nội. Gia đình chị tạo công ăn việc làm ổn định cho 2 lao động địa phương, với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng, vào thời điểm thu hoạch, còn thuê từ 20-30 lao động/ngày.
Mạnh dạn đưa cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, gia đình chị Hiền được công nhận là gia đình sản xuất kinh doanh giỏi. Gia đình chị cũng thường xuyên chia sẻ hướng dẫn các thành viên trong HTX và nông dân địa phương ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc vườn cây hiệu quả.
Chàng 'Sơn Tinh' khởi nghiệp với giống gà hiếm 9 cựa
Có niềm đam mê kỳ lạ với gà 9 cựa, anh Nguyễn Văn Đức (36 tuổi, Phú Thọ) quyết định bỏ nghề “gõ đầu trẻ” về quê, sáng chăn gà, chiều làm Vlog về gà 9 cựa.
Theo www.baosonla.org.vn