Dịch dã lại gặp tháng Ngâu, khách mua nhà chục tỷ hủy cọc chấp nhận mất tiền

Có doanh nghiệp tung chiêu kích cầu, có doanh nghiệp chọn cách “ngủ đông”… Thị trường bất động sản vừa bước qua mùa dịch lại sắp sang tháng Ngâu hứa hẹn điều gì?

Dù biết rằng, sang tháng 8, nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi, trong đó có ngân hàng đưa ra mức lãi suất 8-10%/năm, cho vay lâu dài, nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng ở Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn đành gác lại kế hoạch mua nhà năm nay bởi dịch bệnh đã khiến vợ chồng anh bị giảm thu nhập.

Anh Dũng cho biết, trước đây, hai vợ chồng thu nhập đều đều 25 triệu đồng/tháng, nhưng từ khi có dịch bệnh, công ty của vợ anh kinh doanh trong ngành du lịch đã cắt giảm nhân sự nên vợ anh tạm nghỉ ở nhà. Từ đó, thu nhập mỗi tháng giảm đi 10 triệu đồng. Để bù đắp vào đó, vợ anh có lấy thêm đồ hải sản ở quê lên bán online nhưng cũng không ổn định.

{keywords}
Vừa dịch bệnh, lại sắp sang tháng Ngâu, thị trường bất động sản sẽ thế nào?

“Kế hoạch mua căn hộ chung cư vào cuối năm nay của vợ chồng tôi phải hoãn lại. Mặc dù có một khoản tiền tiết kiệm, nhưng nếu mua căn hộ chung cư 1,5 tỷ đồng thì vợ chồng tôi vẫn phải vay thêm khoảng hơn 800 triệu đồng từ ngân hàng. Thu nhập giảm, sẽ rất khó gánh được khoản tiền trả gốc và lãi tháng”, anh Dũng chia sẻ.

Trong khi người mua nhà có tâm lý ngập ngừng, e dè thì doanh nghiệp – là những đơn vị bán nhà cũng có những tâm thế khác nhau. Nơi thì tung chính sách kích cầu, nơi chọn cách “ngủ đông”.

Chia sẻ với Infonet, bà Lê Thu Hà – Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát Triển Đầu Tư Hà Nội – Sàn Giao dịch Bất động sản THMland cho biết:

Hơn một tháng nay giao dịch đã chậm nên Công ty cũng chỉ để nhân viên bán nốt những sản phẩm đang có, dự kiến hết tháng Ngâu mới tung ra sản phẩm mới.

“Không có thêm chính sách nào cho tháng Ngâu nữa”, bà Hà thông tin.

Nhận định thị trường bất động sản đang đi ngang và xuống sau khi tình hình dịch bệnh quay trở lại, Tổng giám đốc sàn THMland chỉ mong tháng 9, tháng 10 dịch bệnh được kiểm soát, lúc đó sẽ tung ra sản phẩm mới, còn nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, doanh nghiệp thực sự khó khăn trong việc bán hàng.

“Từ khi dịch bệnh quay trở lại thì tâm lý khách hàng rất e dè, có khách hàng đặt cọc để mua lô đất nền hơn chục tỷ rồi nhưng đúng hôm chuẩn bị xuống tiền thì thông tin dịch quay lại nên họ sẵn sàng bỏ cọc để không ký hợp đồng mua nữa. Vừa dịch bệnh, lại vừa sắp tháng Ngâu nên có lẽ doanh nghiệp lại phải “ngủ đông” cho an toàn”, bà Hà nói.

Ở góc độ khác, ông Vũ Kim Giang – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hải Phát Land cho biết, để vừa ứng phó với dịch bệnh, cũng như tháng Ngâu sắp tới, các đơn vị phân phối cũng đưa ra nhiều chính sách kích cầu để vừa tăng được tính thanh khoản và cũng là lý do để các khách hàng có thể ra được quyết định mua nhanh hơn.

Ông Giang cho biết, tùy từng dòng sản phẩm, Hải Phát Land cũng đưa ra các chính sách như tặng vàng, chiết khấu hoặc đưa ra các chính sách thanh toán linh hoạt hơn để thu hút khách hàng. Đặc biệt sẽ có những chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng đặt cọc trong tháng Ngâu và sẽ hỗ trợ khách hàng qua tháng Ngâu ký hợp đồng và thanh toán.

“Từ tình hình thị trường, chúng tôi đã xoay chuyển từ cuối năm ngoái, trong đó tập trung vào các sản phẩm cho người mua có nhu cầu thực ở các thành phố lớn và các sản phẩm đầu tư trung và dài hạn. Vì thế, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng đây lại là phân khúc có tính thanh khoản cao nhất nên tỉ lệ ảnh hưởng cũng được khống chế ở mức độ nhất định. Năm 2020 xác định là năm khó khăn chung của toàn thị trường nên ngoài việc thích ứng, doanh nghiệp cũng cần có sự thay đổi ở các sản phẩm để tạo sự hấp dẫn và thuyết phục được khách hàng tham gia mua sản phẩm”, ông Giang cho hay.

Ông Giang cũng cho rằng, so với tình hình dịch bệnh trước thì lần này các doanh nghiệp bất động sản đã có sự chuẩn bị tốt hơn, khách hàng cũng không quá hoang mang lo lắng nên doanh nghiệp vẫn kỳ vọng từ nay đến cuối năm vẫn sẽ giữ được nhịp thanh khoản như giai đoạn tháng 5, 6, 7 vừa rồi.

Theo ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu bất động sản, tháng 7 âm lịch dân gian gọi là tháng cô hồn nên có những người cũng kiêng mua nhà vào tháng này. Song, vẫn có nhiều người cũng không còn quá câu nệ khi mua nhà tháng Ngâu.

Ông Doanh cho rằng, tháng 7 là tháng mưa nên cũng có gây trở ngại cho thực hiện giao dịch về bất động sản, nhất là khi mua nhà xong thường phải sửa chữa lại thì mưa gió cũng gây một trở ngại. Việc nhập trạch, chuyển nhà trong điều kiện trời mưa dầm cũng là một bất lợi. Cộng thêm trời mưa tạo tâm lý bớt hứng khởi nên không ít người không muốn mua nhà vào tháng Ngâu.

Minh Thư

Gần nghìn doanh nghiệp bất động sản dừng kinh doanh, thị trường sẽ ra sao?

Gần nghìn doanh nghiệp bất động sản dừng kinh doanh, thị trường sẽ ra sao?

Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất. Theo dự báo, doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp còn khó trong thời gian tới  

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.