Gần nghìn doanh nghiệp bất động sản dừng kinh doanh, thị trường sẽ ra sao?

Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất. Theo dự báo, doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp còn khó trong thời gian tới

 

{keywords}
Gần nghìn doanh nghiệp bất động sản dừng kinh doanh, thị trường sẽ ra sao?

Số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong tháng 7/2020 là 3.372 doanh nghiệp, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 4,8% so với tháng 6/2020.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm đã có gần 63.500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Tức bình quân mỗi tháng khoảng 9.060 doanh nghiệp đóng cửa, tập trung nhiều ở nhóm quy mô vốn nhỏ và mới thành lập.

Gần 33.000 doanh nghiệp trong số này đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng trên 40% so với cùng kỳ. Trong đó, một số lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 đó là kinh doanh bất động sản, với 927 doanh nghiệp, tăng 98,5%.

Trước đó, tại báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý 1/2020, ông Nguyễn Trọng Ninh – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng đã cho biết, do ảnh hưởng dịch bệnh, đến tháng 4/2020, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động, làm việc trực tiếp, còn lại làm việc trực tuyến tại nhà, một phần phải cho nghỉ.

Bên cạnh đó, có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.

Tính đến thời điểm hết quý 1/2020, cả nước ước tính còn khoảng 200 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động cầm chừng. Hầu hết các sàn chỉ duy trì bộ phận gián tiếp điều hành làm việc luân phiên trong thời gian phòng tránh dịch. Các nhân viên môi giới đều tạm ngừng làm việc, chuyển sang công việc khác theo thời vụ.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, khó khăn của thị trường không chỉ do đại dịch Covid-19 mà thật ra đã có một số trục trặc của thị trường từ năm 2019. Sau đợt giãn cách xã hội, thị trường vẫn đang tốt cho đến khi dịch bệnh tái bùng phát khiến nhiều dự án bất động sản lại phải tạm ngưng để nghe ngóng và xem xét. 

Thị trường bất động sản làm sao để “thoát” khó?

Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp bất động sản sẽ đối mặt nhiều khó khăn hơn. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến vẫn phức tạp, giao dịch sẽ càng trầm lắng. Đặc biệt, khi tháng 7 âm lịch sắp đến sẽ tiếp tục tác động đến tâm lý khách hàng cũng như thị trường bất động sản.

Theo TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, thông thường trong các dự án nhà ở thương mại, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10-20%, còn lại chủ đầu tư sẽ vay ngân hàng và thu trước từ người mua. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng hiện nay ở các dự án cực kỳ khó, trong khi đó, việc huy động vốn từ khách hàng giữa bối cảnh thất nghiệp, tiền lương và thu nhập giảm cũng là bài toán nan giải.

Trong khi đó, phân khúc bất động sản thương mại với vòng quay vốn mất từ 10-15 năm, các doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn sẽ gặp phải những tác động gần như ngay lập tức, buộc họ phải tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển nhượng hoặc bán bớt tài sản trong dự án để có thể duy trì được hoạt động kinh doanh của mình.

Để doanh nghiệp và thị trường thoát khó, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đề xuất, thị trường cần phải tập trung vào một số vấn đề như giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng bất động sản; nới lỏng các biện pháp hạn chế cho vay bất động sản và cho vay mua nhà; tạm thời duy trì tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm một số năm; thiết lập quan hệ tín dụng hiệu quả giữa ngân hàng, nhà đầu tư, nhà thầu và khách hàng để thúc đẩy cả cung và cầu phục hồi hợp lý, có kiểm soát tốt.

Song song đó, giảm lãi suất cho vay trung dài hạn trên cơ sở sử dụng đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng phục hồi tăng trưởng tín dụng hợp lý. Đồng thời, cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu huy động vốn đảm bảo tính minh bạch, công khai và hiệu quả trên cơ sở đánh giá xếp hạng của các ngân hàng bảo lãnh hoặc tổ chức xếp hạng tín dụng.

Minh Thư

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.