Né "đòn chơi xấu" khi làm ăn với "bậc thầy đút lót Trung Quốc"

Trung Quốc là nền kinh tế “không thể không chơi” nhưng cần làm gì để "tránh bị chơi xấu", "nắm đằng chuôi" trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc?

Phát biểu của TS. Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” diễn ra sáng 3/7 thực sự khiến nhiều người suy ngẫm.

 “Trung Quốc là bậc thầy đút lót”

Không riêng TS. Lê Đăng Doanh, mà các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo đều chung một mối lo ngại, kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Dẫn số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc, TS. Doanh cho biết, ngay số liệu thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc đã vênh đáng kể. Nếu năm 2012, báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam thì Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là 28,8 tỷ USD. Nhưng báo cáo của Trung Quốc thì cũng năm này Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 34 tỷ USD.

Né

Chuyên gia lo ngại kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc

“Vì sao có sự chênh lệch tới 5,2 tỷ USD như vậy. Lý do đơn giản vì Trung Quốc họ thống kê cả con số hàng hóa nhập lậu từ Việt Nam sang, nhưng Việt Nam chỉ lấy con số “chính thức” – ông nói.  Đưa ra con số này, vị chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, “kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc”.

Chưa hết, ông cũng nêu thực tế, phần nhiều các dự án xi măng, nhiệt điện, giao thông… của Việt Nam đã và đang triển khai đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm gói thầu EPC. Như có tới 23/24 nhà máy xi măng, 15/20 dự án nhiệt điện đốt than, giao thông…đều “dính mác” nhà thầu “made in China”.

“Phải chăng đằng sau đó là lợi ích của một nhóm nào đó mà chúng ta lại tin tưởng trao nhiều dự án lớn vào tay quốc gia vốn nổi tiếng là “bậc thầy mua chuộc, đút lót” như Trung Quốc?” – TS. Doanh đặt câu hỏi.

Thừa nhận sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam với Trung Quốc là “khá sâu”, nhưng TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng CIEM lại cho rằng, không dễ gì Trung Quốc có thể “gây hấn” với Việt Nam. Ông Thành đưa ra 4 nguyên nhân để giải thích cho nhận định này.

Trước tiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa hai nước mà còn là “cuộc chơi” của nhiều tập đoàn, nhiều quốc gia trên thế giới tham gia đầu tư tại Việt Nam. Và trong “cuộc chơi” này, Trung Quốc thu được lợi ích không phải nhỏ. Chính vì thế, Trung Quốc không dễ phá bỏ các ràng buộc với Việt Nam vì hiện nay Việt Nam đang “chơi” với Trung Quốc bằng các cam kết quốc tế. Còn nếu Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hình ảnh của Trung Quốc sẽ xấu đi.

“Trung Quốc sẽ bị thiệt hại rất nhiều nếu sự lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc biến thành phản ứng thực tế”- ông phân tích.

Với lập luận này, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, “Chắc gì không chơi với Trung Quốc, mà chơi với tập đoàn Mỹ đã hơn. Cốt lõi không phải chơi với ai, mà chúng ta học và lấy về cho mình được giá trị gì, có nâng cao được năng lực cạnh tranh hay không, có chuyển giao được công nghệ học được tự học hay không…”

Nắm đằng chuôi kinh tế với Trung Quốc

Từ đó, TS Võ Trí Thành đánh giá, căng thẳng với Trung Quốc gần đây tất nhiên Việt Nam có khó khăn, nhưng Trung Quốc không dễ “gây hấn” ồ ạt. Khó khăn này cũng sẽ là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế.

Trung Quốc là nền kinh tế “không thể không chơi” bởi đây là nền kinh tế đang trỗi dậy và là công xưởng lớn nhất thế giới Đồng thời, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường lớn nhất thế giới mà cả thế giới đều không muốn bỏ qua.

Ngoài đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh tới việc “cải cách thể chế” và xây dựng 3 trụ cột kinh tế để "tránh bị chơi xấu", để "nắm đằng chuôi" trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

“Phụ thuộc lẫn nhau không có nghĩa kẻ yếu hơn sẽ bị trói tay. Nếu chúng ta biết cách sẽ giảm được sự phụ thuộc ấy” – ông Doanh tin tưởng.

Ông cũng nhấn mạnh, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chúng ta phải trở thành mắt xích quan trọng của chuỗi này. Nhưng nếu mở cửa thị trường rộng hơn mà cơ quan quản lý không nghĩ ra các rào cản kỹ thuật, không kiểm soát việc hàng độc hại tràn vào thì quá trình mở cửa này là mở cửa cho hàng độc hại dân.

Do vậy, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Chính phủ Việt Nam nên có sự điều chỉnh nhất định trong chính sách, quan hệ kinh tế với Trung Quốc để giảm bớt rủi ro. Cùng với đó là nâng sự tự chủ trong các ngành của nền kinh tế, mà trước tiên là tự chủ về lương thực, giảm bớt tình trạng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Trung Quốc trong khi đây chính là thế mạnh của Việt Nam.

Trường Giang

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.