Giám đốc khai thác tour nội để giữ chân, lo đời sống nhân viên qua đại dịch

Doanh thu đang ở đỉnh cao 165 tỷ đồng/năm, bỗng sụt giảm hơn 90% do dịch bệnh, Giám đốc công ty du lịch tour châu Âu xoay sở mở tour nội, mở thêm ngành kinh doanh thực phẩm để giữ chân và nuôi quân nhân viên chờ thời

{keywords}
Ông Nguyễn Hữu Cường – Tổng giám đốc Công ty TNHH Du lịch quốc tế Tràng An đã bán 4 lô đất, xoay đủ hướng kinh doanh để duy trì công ty chờ hết dịch bệnh để có thể kinh doanh trở lại.

Bán 4 lô đất, chấp nhận lỗ để cứu công ty du lịch

Chuyên phát triển các tour du lịch quốc tế, trong đó chủ yếu là các tour đi châu Âu, Thái Lan, Nga, Trung Quốc… Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Tràng An có thời điểm là một trong số công ty kinh doanh du lịch ở miền Bắc có số lượng khách xin visa vào châu Âu nhiều nhất.

Ông Nguyễn Hữu Cường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Du lịch quốc tế Tràng An cho biết, năm 2019, doanh thu công ty đạt 165 tỷ đồng. Giai đoạn 2018 – 2019, ngành du lịch phát triển thịnh vượng, thu nhập trung bình của nhân viên công ty khoảng 22-25 triệu đồng/người/tháng.

Thế nhưng, đùng một cái, dịch bệnh ập đến, doanh thu công ty sụt giảm mạnh tới hơn 90%, chỉ còn khoảng 12 tỷ đồng vào năm 2020.

Ông Cường đau đầu vì hàng tháng phải "gồng" để trả các chi phí cố định như thuê văn phòng, lương cho nhân viên với hơn 600 triệu đồng được 1 thời gian thì không còn sức, buộc ông phải thông báo cho nhân viên nghỉ không lương.

“Nhân sự từ 39 người giảm xuống chỉ còn 12 người, tôi thực sự đau lòng vì cán bộ nhân viên họ theo mình nhiều năm, nhưng thực sự không còn cách nào khác. Sau đó, Công ty chuyển hướng, đẩy mạnh kinh doanh du lịch nội địa thì anh em cũng không quay lại bởi lợi nhuận làm tour nội địa thấp hơn làm du lịch quốc tế”, ông Cường chia sẻ.

Ông Cường cũng không ngờ rằng, dịch bệnh kéo dài đến thế. Từ tháng 2/2020 đến nay, ông Cường đã phải bán đi 4 miếng đất, trị giá hàng chục tỷ đồng mà trước thời điểm dịch ông làm ăn có lãi và bỏ tiền mua.

“Vì làm du lịch nên tôi ‘đổ’ tiền đầu tư một số mảnh đất ở ven biển như Thanh Hóa, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận… Những tưởng các lô đất này sẽ là của để dành, là tài sản sau này vậy mà tôi đã phải chấp nhận bán hòa vốn; thậm chí có mảnh đất ở Thanh Hóa phải bán lỗ hơn 400 triệu đồng để lấy tiền trang trải khi nguồn vốn ở công ty cạn kiệt”, ông Cường cho hay.

Ông Cường nhẩm tính, số tiền mà công ty đã đặt cọc cho các hãng hàng không lên đến con số 12 tỷ đồng, thế nhưng dịch bệnh nên tất cả phải hoãn. Một số hãng hàng không quốc tế cũng đã hoàn được một số tiền nhất định, lượng tiền còn lại vẫn ‘đọng’ ở nhiều hãng khác hiện vẫn chờ được đối trừ. Phần lớn số tiền bán đất, cộng với số tiền của một số hãng hàng không quốc tế hoàn lại đều được công ty sử dụng để trả lại tiền đã đặt tour của khách hàng.

Xoay đủ hướng từ mở quán cafe, làm dược liệu đến bán gạo

Ông Cường chia sẻ, để đáp ứng công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên ở công ty, buộc ông phải nghiên cứu tham gia nhiều mảng khác. Đầu tiên, ông tham gia dự án triển khai các tour Caravan, trước mắt là các tour nội địa, sau đó sẽ hướng đến tour Caravan quốc tế cùng một số giám đốc công ty du lịch khác.

{keywords}
Ông Cường (ngoài cùng bên trái) cùng tham gia góp vốn với bạn bè để phát triển sản phẩm dược liệu.

Sau đó, được đối tác mời tham gia dự án dược liệu ở Hòa Bình, ông cũng mạnh dạn đồng ý mặc dù đây là mảng mới, bản thân không có kinh nghiệm nhưng thấy kế hoạch sản xuất các sản phẩm dược liệu hấp dẫn, tốt cho sức khỏe, ông Cường đã góp vốn cùng phát triển. Tháng 3/2020, một Công ty dược liệu đã chính thức thành lập.

Tiếp đến, tháng 7/2020, ông Cường cũng đã cùng hai người bạn của mình phát triển mảng cafe, thành lập công ty và kế hoạch sẽ phát triển chuỗi quán cafe, với mục tiêu vừa tạo sân chơi cho anh em du lịch, vẫn có thể kinh doanh được lâu dài, kể cả thời điểm dịch bệnh.

Thế nhưng, sau khi mở quán cafe đầu tiên tại Hà Nội thì đợt dịch thứ 4 tái bùng phát, hàng quán phải đóng cửa theo quy định nên việc kinh doanh quán cafe cũng lại gặp khó.

Không dừng bước, ông Cường lại tiếp tục xoay sở sang mảng kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa để các anh em còn tâm huyết với công ty, cũng như với ngành du lịch, vừa làm vừa nuôi hy vọng phát triển sau này.

Theo đó, công ty sẽ phân phối, bán các sản phẩm gạo hữu cơ, gạo đạt tiêu chuẩn Vietgap ở Sóc Trăng, đồng thời kết hợp với các hợp tác xã ở Điện Biên, Thái Bình… để đa dạng nguồn hàng về những loại gạo chất lượng nhất. Tháng 7 tới đây, sản phẩm gạo của công ty sẽ chính thức bán ra thị trường ở Hà Nội.

Ông Cường cho biết, bước đầu sẽ tận dụng nguồn khách du lịch cũ của công ty, sau đó sẽ dần mở rộng việc phân phối gạo tới các đại lý và siêu thị.

“Mục tiêu làm sao để toàn bộ anh em có việc làm, có thu nhập. Tôi hy vọng sản phẩm gạo này sẽ giúp anh em trong công ty có thể thúc đẩy phát triển kinh doanh trong thời điểm hiện tại, sau này khi thị trường du lịch quay trở lại, nếu ai vẫn còn yêu thích mảng du lịch, công ty vẫn tạo điều kiện để anh em chuyển đổi sang làm mảng du lịch”, ông Cường nói.

Nghĩ đủ hướng, xoay đủ nghề để có việc làm cho anh em, để tồn tại, nhưng ông Cường cũng đau đáu về nguồn vốn bởi tại thời điểm này, nhiều công ty du lịch như công ty ông đều không vay được vốn ngân hàng.

“Ngân hàng cứ nghe thấy doanh nghiệp có mô hình kinh doanh mảng du lịch trước đây xin vay vốn là họ đều từ chối cho vay. Lúc khó khăn này, chúng tôi không nhận được sự hỗ trợ vay vốn nào từ ngân hàng nên buộc tôi phải xoay sở, tìm cách vay khác”, ông Cường chia sẻ thêm.

Dù xoay sở đủ nghề nhưng ông vẫn luôn mong ngành du lịch sẽ khởi sắc trở lại, nhân viên trước đây của mình sẽ quay về làm việc ở công ty.

"Bởi công việc đã gắn bó với tôi gần 20 năm nay thì đâu dễ gì từ bỏ, làm du lịch không chỉ đơn thuần là câu chuyện kinh doanh để kiếm tiền mà nó là niềm đam mê với nghề. Trước đây, làm du lịch kiếm ra tiền, nuôi mình thì bây giờ có thể bán đất, bán tài sản để nuôi nghề...", ông Cường nói.

Minh Thư

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Giám đốc du lịch bán hết nhà cửa, xoay đủ nghề vượt qua đại dịch

Giám đốc du lịch bán hết nhà cửa, xoay đủ nghề vượt qua đại dịch

Bán căn nhà thứ nhất được 5 tỷ đồng, vài ngày tiền sang túi người khác hết, lại phải bán tiếp căn nhà thứ 2 để xoay sở... Giám đốc công ty du lịch chuyên thị trường Mỹ xoay sở tìm ngách đi riêng để đứng vững trước đại dịch.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.