Điều ít biết về cổ đông người Việt duy nhất của mì gói Hảo Hảo

Ít ai biết, ngoài 25% cổ phần tại Mì Hảo Hảo, ông Hoàng Cao Trí còn là "ông chủ" dự án nghỉ dưỡng mang quy mô lớn Blue Sea Group tại Vũng Tàu.

Mới đây thông tin Mì Hảo Hảo bị Ireland thu hồi vì chứa chất có thể gây ung thư gây rúng động dư luận. Hiện Bộ Công Thương khẩn trương xác minh thông tin liên quan đến cảnh báo của Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland về sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good của Acecook.

Chủ sở hữu của thương hiệu Mì Hảo Hảo - Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (viết tắt: Vina Acecook) – dù được thành lập tại TP.HCM từ cuối năm 1993 và mang quốc tịch Việt Nam, nhưng bản chất là một doanh nghiệp FDI.

Tiền thân của nó là Công ty liên doanh Vifon Acecook, kết quả hợp tác theo tỷ lệ góp vốn 60:40 giữa nhà đầu tư Nhật Bản Acecook Co., Ltd và đối tác Việt Nam, là Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) – doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, khi ấy trực thuộc Bộ Công nghiệp.

Mối liên doanh này chẳng quá bền lâu. Khoảng năm 2002, Vifon triệt thoái vốn, Vifon Acecook – theo báo chí thời ấy – trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trước đó 2 năm – năm 2000, Vifon Acecook cho ra đời sản phẩm mì gói huyền thoại của mình, Hảo Hảo, đánh dấu bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền.

Ông Hoàng Cao Trí là cổ đông người Việt duy nhất tại Acecook Việt Nam

Ông Hoàng Cao Trí là cổ đông người Việt duy nhất tại Acecook Việt Nam.

Năm 2004, Vifon Acecook di dời nhà máy về Khu công nghiệp Tân Bình và chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Acecook Việt Nam. Rồi đến năm 2008, tiếp tục đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam như hiện nay.

Theo VietTimes, tính đến cuối năm 2018, vốn điều lệ của Vina Acecook là 298,4 tỷ đồng. Trong đó, Acecook Co., Ltd sở hữu 56,64%, giữ vai trò là công ty mẹ.

Marubeni Foods Investment Asia Cooperatie F U.A (quốc tịch: Hà Lan), thành viên của Tập đoàn Marubeni (Marubeni Coporation) – đại gia trong lĩnh vực thực phẩm, giấy và công nghiệp nặng Nhật Bản - nắm giữ 18,296%. Phần cổ phần này, theo tìm hiểu của VietTimes, được Vina Acecook phát hành riêng lẻ cho Marubeni vào đầu năm 2010.

Ngoài bộ đôi cổ đông Nhật Bản, đáng chú ý, cơ cấu sở hữu Vina Acecook còn có sự xuất hiện của một cổ đông Việt Nam, là ông Hoàng Cao Trí (SN: 1962) – người nắm giữ 25,064% cổ phần còn lại.

Trước khi trở thành cổ đông lớn của CTCP Acecook Việt Nam (Vina Acecook) và phát triển hệ sinh thái bất động sản Blue Sea Group, ông Hoàng Cao Trí làm việc tại Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) với vai trò phụ trách kỹ thuật và sau đó là quản đốc phân xưởng cơ điện.

Khi Vifon liên kết với Acecook Nhật Bản thành lập Công ty liên doanh Vifon Acecook, ông Hoàng Cao Trí được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, bắt đầu tham gia vào hành trình khởi nghiệp và gầy dựng các thương hiệu sản phẩm ăn liền, trong đó có "mì gói quốc dân" Hảo Hảo.

Với 7,5 triệu cổ phần Vina Acecook, mà ông Hoàng Cao Trí nắm giữ là một gia tài khổng lồ. Nó vượt xa rất nhiều lần con số 75 tỷ đồng theo mệnh giá.

Là cái tên số 1 trên thị trường mì ăn liền Việt Nam, dữ liệu của VietTimes cho thấy, Vina Acecook đều đặn kiếm cả nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm. Con số năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng một cách bền vững.

Bên cạnh chuyên gia ở ngành hàng tiêu dùng, ít ai biết rằng ông Hoàng Cao Trí còn phát triển mảng bất động sản với hệ sinh thái Blue Sea Group.

Blue Sea Group được thành lập từ tháng 9/2002, do ông Hoàng Cao Trí đảm nhiệm vị trí Giám đốc, bà Nguyễn Thị Xuân Thủy (SN 1966, vợ của ông Trí) giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ở thời điểm đó, quy mô vốn điều lệ của Blue Sea Group ở mức 400 tỷ đồng, bao gồm: ông Hoàng Cao Trí (78,185%), bà Nguyễn Thị Xuân Thủy (16,815%) và ông Hoàng Nguyễn Bảo Duy (SN 1992, sở hữu 5% vốn điều lệ).

dự án Edenia Resort tại khu vực Hồ Tràm của ông Hoàng Cao Trí

Dự án Edenia Resort tại khu vực Hồ Tràm của ông Hoàng Cao Trí

Theo Vietnambiz, gần hai thập kỷ hình thành và phát triển, Blue Sea Group đã đầu tư và kinh doanh ở các lĩnh vực: Bất động sản (nghỉ dưỡng, dân dụng, công nghiệp và logistics); nhà hàng, spa cao cấp; thiết kế, thi công, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; quản lý, vận hàng khách sạn, resort,...

Hệ sinh thái Blue Sea Group có hàng loạt công ty do ông Hoàng Cao Trí đại diện và sở hữu vốn góp, hoạt động ở lĩnh vực bất động sản và một số lĩnh vực liên quan như: Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thiên Nga Trắng, Công ty TNHH Khách sạn Hòn đảo Hoàng Gia, Công ty TNHH Du lịch Quang Hải, Công ty TNHH MTV Thương mại Bất động sản Hoàn Mỹ, Công ty TNHH Xây dựng Thép Vàng, CTCP Resort Cát Vàng,...

Dưới sự điều hành và dẫn dắt của ông Hoàng Cao Trí, Blue Sea Group đã phát triển được nhiều dự án tại Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Nhơn Trạch (Đồng Nai) và TP HCM.

Một trong các dự án nổi bật của Blue Sea Group là Khu du lịch nghỉ dưỡng Edenia Resort Hồ Tràm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo giới thiệu của doanh nghiệp, dự án có diện tích 40,44 ha, bao gồm hai khu chức năng: Khu dịch vụ bên rừng (20 ha) và Khu dịch vụ bên biển (20 ha) với hơn 150 phòng ngủ khách sạn, 216 biệt thự,...

Dự án này được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào cuối năm 2012 và được cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật vào năm 2019. Từ năm ngoái, khối khách sạn và biệt thự tại dự án đã bắt đầu được thi công xây dựng.

Bên cạnh đó, Blue Sea Group đang theo đuổi dự án Lavender Village thuộc Thung lũng tím Phú Quốc (Khu du lịch sinh thái và biệt thự nhà vườn cao cấp Đồi Hoa Sim, tên thương mại là Violet Valley).

Dự án này do Công ty TNHH Phú Trần làm chủ đầu tư, có quy mô 75 ha, tọa lạc tại trung tâm khu phức hợp Bãi Trường xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vào tháng 5/2018, Công ty TNHH Vương Quốc An Sinh (do ông Hoàng Cao Trí đại diện và sở hữu 70% vốn) đã mua lại 9,7% vốn tại Phú Trần, tương đương 48,5 tỷ đồng.

Theo dự kiến, dự án Lavender Village sẽ được phát triển từng phân khu theo ba giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024. Trong đó, phân khu Làng định cư Hoa Mua được phát triển đầu tiên, khởi công xây dựng vào đầu năm ngoái.

Ở lĩnh vực logistic, Blue Sea Group đã có 4 hệ thống kho - nhà máy đã và đang được đưa vào khai thác gồm: Kho Đình Vũ - cảng Hải Phòng 12.000m2, Kho tại KCN Tân Phú Trung - Củ Chi 30.000m2, Nhà máy Tân Tấn Lộc – KCN Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh 7.000m2, Kho Thiết Lập – KCN Hòa Phú, Vĩnh Long. 

Bộ Công Thương lên tiếng vụ mì khô bò gà của Thiên Hương bị Na Uy thu hồi, sau vụ mì Hảo Hảo của Acecook

Bộ Công Thương lên tiếng vụ mì khô bò gà của Thiên Hương bị Na Uy thu hồi, sau vụ mì Hảo Hảo của Acecook

Sau mì tôm vị chua cay Hảo Hảo và miến Good hương sườn non của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam bị Ireland thu hồi vì phát hiện thuốc bảo vệ thực vật, tiếp tục sản phẩm mì khô vị bò gà do CT Thiên Hương sản xuất bị EU thu hồi.

Theo DDDN

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.