Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng đã xây cơ ngơi nghìn tỷ như thế nào?

Ông Huỳnh Uy Dũng (tức đại gia Dũng “lò vôi”) tên thật là Huỳnh Phi Dũng. Ông quyết định đổi tên từ Huỳnh Phi Dũng sang Huỳnh Uy Dũng với mong muốn cuộc đời mình bớt sóng gió, gian nan.

Ông Huỳnh Uy Dũng (tức đại gia Dũng “lò vôi”) tên thật là Huỳnh Phi Dũng. Ông quyết định đổi tên từ Huỳnh Phi Dũng sang Huỳnh Uy Dũng với mong muốn cuộc đời mình bớt sóng gió, gian nan.

Ông Dũng nói: “Chữ “Uy” là cảm nhận từ trong tâm, cảm nhận từ người khác bằng thần thái và nhân cách”.

Vì sao là Dũng "lò vôi"?

Sinh ngày 26/1/1961, nguyên quán tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định. Chưa học hết lớp 12, ông nhập ngũ và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam, phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5, rồi Quân khu 7, làm nhiệm vụ tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường.

Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam

Ông Huỳnh Uy Dũng (hay còn gọi là Dũng Lò vôi) - Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam.

Một lần ông Dũng được phân công chở heo tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường. Khổ nỗi, sau hành trình dài hàng trăm cây số, heo chở được tới nơi thì chết sạch. Trong lúc đó, ông Dũng lại thấy muối ở mặt trận biên giới Tây Nam - Campuchia lại hiếm.

Sau nhiều đêm trằn trọc, suy nghĩ, với câu hỏi quay trong đầu: “Tại sao không chở muối lên bán, rồi mua heo cung cấp cho bộ đội ngay tại chỗ, tránh được heo chết, thịt heo tươi ngon hơn, giúp bộ đội ăn uống có chất dinh dưỡng, sức khỏe được đảm bảo phục vụ cho công tác, hoàn thành nghĩa vụ quân sự?”

Những chuyến hàng sau, ông Dũng chở muối lên bán mà không chở heo, bán muối xong, lấy tiền mua heo cho anh em chiến sĩ dùng bữa.

Sau đó, ông Dũng chuyển về công tác ở bộ phận hậu cần thuộc Công an thị xã Thủ Dầu Một, mục đích chăm lo cán bộ chiến sĩ ở đây.

Thời điểm đó, thấy cuộc sống quá khổ, ông Dũng phát triển ý tưởng làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp… Cái tên Dũng “lò vôi” mà thiên hạ đặt ông bắt đầu từ khi đó.

Xí nghiệp lò vôi do ông Dũng đầu tư làm ăn rất phát đạt, thu được số tiền kha khá, phân chia lại cho toàn thể anh em trong đơn vị, mỗi người nhận được mấy triệu đồng, vào lúc đó có thể nói là lớn, có thể mua nhà, đất ở.

Sau ông bán “lò vôi” để về làm giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ, vốn của một nhà tư sản, được tiếp quản sau giải phóng, đang bị thua lỗ nặng, do lãnh đạo tỉnh Sông Bé lúc đó giao cho. Công ty này sau đổi tên thành Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ nổi tiếng cho đến bây giờ.

Nhớ lại, khi tiếp nhận Công ty sơn mài Thành Lễ, ông Huỳnh Uy Dũng từng đưa ra điều kiện, nếu làm ăn thua lỗ, ông sẽ bỏ tiền túi ra bồi thường, còn ngược lại, phải trích cho ông 10% tiền lời thu được.

Ngoài ra, mọi việc kinh doanh, bố trí nhân sự đều phải do ông tự sắp xếp. Ngay trong năm đầu tiên đảm nhận cương vị giám đốc, ông Dũng đã đưa công ty cán mốc lợi nhuận 28,8 tỷ đồng, vượt xa mong đợi của mọi người.

Đến năm 1996, ông Dũng nghỉ công việc nhà nước, chuyển ra làm kinh doanh riêng.

Ông là người tiên phong xây dựng mô hình khu công nghiệp hiện đại đầu tiên tại Bình Dương cũng như Việt Nam, sở hữu trong tay nhiều bất động sản và tài sản "khủng" như: Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…

Tuy nhiên, khu du lịch kết hợp tâm linh Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến (Đại Nam) mới là công trình đưa tên tuổi ông Dũng vượt xa khỏi đất Bình Dương.

Để có được giấy phép kinh doanh của tỉnh Bình Dương, ông Huỳnh Uy Dũng từng làm một điều mà giới đầu tư cho là “khùng”, khi quyết định rót vốn vào khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, đó là khu công nghiệp Bình Đường.

Sau Bình Đường, ông chủ Đại Nam tự đứng ra đầu tư 2 khu công nghiệp khác là Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3, cùng với nhiều dự án khu dân cư khác.

Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến được ông Dũng “lò vôi” bắt tay vào xây dựng từ tháng 9/2007, với mục tiêu trở thành khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 700ha.

Dự án này cũng khiến ông chủ Đại Nam mang tiếng “hâm hâm”, với “ước mơ ngu xuẩn” khi rót 5.000 tỷ đồng và huy động 2.000 nhân công xây dựng.

Vào những năm cuối thế kỷ 20, nơi đây vẫn chỉ là một vùng đất hoang sơ, có chỗ là rừng cao su bạt ngàn. Ông Huỳnh Uy Dũng khi đó nắm quyền thuê gần 500ha đất đã biến địa điểm này trở thành một trong những khu du lịch nổi tiếng bậc nhất phía Nam.

Với diện tích 450 ha, Đại Nam là quần thể du lịch tâm linh gồm nhiều đền thờ, với các pho tượng, phù điêu, linh vật thờ cúng được chạm trổ tinh vi, dát vàng. Đi kèm đó là một loạt các công trình như: Khu trò chơi hiện đại, Vườn thú Đại Nam, Dãy núi Bảo Sơn,…

Điểm đặc biệt là công trình hoàn toàn không tốn tiền thiết kế bởi ông Dũng đã tự nghĩ ra phối cảnh, tự hình dung bản mẫu sau đó đích thân chỉ đạo công việc xây dựng, quản xuyến tới từng viên gạch, từng bao xi măng.

Sau này, dưới sự điều hành của vợ kế ông Dũng, bà Nguyễn Phương Hằng, Đại Nam có thêm những mô hình mới như biển nhân tạo, trường đua phức hợp "5 trong 1", nơi có thể tổ chức được cả đua ngựa, đua chó, đua mô tô phân khối lớn lẫn đua xe F1.

Trong lễ khánh thành khu du lịch vào tháng 9/2008, ông chủ Đại Nam cũng lập “lời thề không nợ nần ai”, với tuyên bố kể từ thời điểm này, công ty không còn nợ nần ai, và không còn mượn ai một đồng nào.

Một điều đáng nói, trong lúc xây đền tại Đại Nam, nhiều chim yến bay đến làm tổ, sinh sôi nảy nở, góp phần mang lại nguồn kinh phí không nhỏ cho vị đại gia này. Cái này được ông Dũng xem là lộc trời cho nên ông luôn tâm niệm sẵn sàng làm hết mình, của cải vật chất ông kiếm được ông mang làm từ thiện.

Đồng thời, tại khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương, Công ty Đại Nam sẽ tách 50 ha khu đền thờ Đại Nam và xây thêm khu đền thờ hình chữ vạn (chữ Hán), rộng 20.000m2.

Tuyên bố chuyển giao quyền lực cho vợ, rời thương trường

Ông Huỳnh Uy Dũng được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Theo các công ty kiểm toán, khối tài sản của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hóa. Tuy nhiên như đã từng chia sẻ trên báo chí, đại gia này không quá để tâm đến tiền bạc bởi ông xác định, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân.

"Tôi thấy tiền bạc chỉ là phương tiện duy trì sự sống, không phải cái tôi đi tìm. Cái tôi đi tìm sâu xa hơn, màu nhiệm hơn, trên nền tảng thánh thiện mới tìm được nó. Tôi đã quyết định dừng lại, và suốt 10 năm trời xây dựng Đại Nam, quyết tâm để lại cho đời một khu du lịch tâm linh".

"Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, phúc theo ta suốt đời. Bao nhiêu năm làm kinh doanh, tôi hiểu chết có mang theo gì đâu, nên biết dừng lại sớm, không chiếm hữu", ông Dũng cho biết.

Tháng 5 vừa qua, Ông Dũng "lò vôi" cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.

Như vậy, nếu theo những thông tin mà ông Dũng viết, bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh Hằng Canada) sẽ chính thức tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Đại Nam.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, trên website chính thức của Công ty Cổ phần Đại Nam vẫn thông tin ông Huỳnh Uy Dũng giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty.

Theo chia sẻ của ông Dũng, chính nhờ có bà Nguyễn Phương Hằng trợ giúp trong việc kinh doanh mà đại gia Dũng đã tháo gỡ được 3 điều: "Điều thứ nhất, dẹp được chuyện mê tín của tôi. Điều thứ hai, khai trương Đại Nam. Nếu để đến năm 2012 thì chắc chắn Đại Nam sẽ chỉ là một đống sắt vụn trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Điều thứ ba, xóa hết nợ nần, sống trong thanh thản và danh dự".

Chuyển hướng đi viết sách

Ông Dũng cũng đã dọn đường trước khi chấm dứt con đường làm ăn, kinh doanh, đó là việc ông ủy quyền, trao, tặng, cho toàn bộ khối tài sản khổng lồ cho con trai 1 tuổi Huỳnh Hằng Hữu khi đến tuổi trưởng thành.

Còn vợ chồng ông chỉ đứng sau lưng làm quân sư. Mọi việc đều có Hội đồng giám sát, trong đó có cả luật sư. Ông cho rằng, khi nào con trai ông đến tuổi trưởng thành thì mọi việc đều do con quyết định.

Những cuốn sách do chính ông Huỳnh Uy Dũng chấp bút.

Những cuốn sách do chính ông Huỳnh Uy Dũng chấp bút.

Công việc hiện tại của ông Dũng hoạt động công tác xã hội, từ thiện, đặc biệt là viết sách, chủ yếu là Kinh, Phật và sách lịch sử nói về các anh hùng, vị tướng, lãnh đạo của Việt Nam như Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Riêng cuốn “Đại Nam văn hiến sử thi”, với 12.344 câu, thể song thất lục bát nói về toàn bộ quá trình hình thành dựng nước, giữ nước từ giai đoạn Vua Hùng dựng nước đến giai đoạn năm 1945.

Đặc biệt, sách ông chỉ viết tay chứ không đánh máy tính và điều nữa, ông không sử dụng internet để tra cứu tư liệu mà chỉ do ông tập trung "năng lượng" tự viết ra trong trí nhớ.

“Đây có lẽ là nhân duyên, thuận duyên Trời, Phật cho tôi viết, chứ sức khỏe người bình thường có thể không viết nổi đâu. Tất cả thành công của tôi, tôi không chiếm hữu mà tôi luôn muốn được chia sẻ, kể cả vật chất, lẫn tâm linh” – ông Dũng bộc bạch.

Ngoài ra còn có một kỷ lục khiến bản thân ông bất ngờ, ông viết 12.344 câu thơ song thất lục bát trong vòng 8 tháng. Ngày 30/7/2014, ông hoàn thành thêm cuốn sách “Chuyển kiếp luân hồi” và xuất bản vào cuối tháng 12/2014.

Ông từng giải thích: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta; Lấy phúc đức làm của, của sẽ theo ta vạn đời”.

“Vua gạch không nung” Việt Nam Đinh Hồng Kỳ: Phải dám mạo hiểm và đánh đổi mới thành công

“Vua gạch không nung” Việt Nam Đinh Hồng Kỳ: Phải dám mạo hiểm và đánh đổi mới thành công

Sinh trưởng trong gia đình có bề dày cả về tri thức lẫn kinh doanh nhưng ông Đinh Hồng Kỳ, người được mệnh danh là "Vua gạch không nung" Việt Nam, chưa bao giờ lựa chọn con đường dễ đi.

Theo enternews.vn

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

Hóa đơn tiền điện tăng vì đổi ngày ghi số, hàng triệu khách hàng có lo thiệt?

Việc thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ lần này của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã được lên kế hoạch từ trước Tết. Hàng triệu khách hàng có phải lo lắng việc bị thu tiền điện cao hơn trước?

Kiều bào được “mua đất, mua nhà” sẽ làm bùng nổ thị trường bất động sản

Việc Luật Đất đai năm 2024 quy định người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam nhằm khuyến khích, góp phần thúc đẩy đầu tư và thu hút kiều hối từ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào trong nước.

Đoàn khách Hạ Long tố nhà hàng ở Hải Dương 'chặt chém' hoá đơn gần 6 triệu

Cho rằng bị "chặt chém" sau khi ăn uống tại một nhà hàng ở TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thành viên trong nhóm thực khách đã đăng bài lên mạng xã hội.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.