Các hãng hàng không thế giới liệu có thể ‘sống’ đến năm 2024?

Hãng hàng không lớn nhất Trung Đông, Emirates đã phải chịu khoản lỗ kỷ lục 5,5 tỉ USD trong năm qua. Để cứu hãng hàng không này, chính phủ đã ngay lập tức đổ hơn 3 tỉ USD vào bù lỗ.

Tuy nhiên, con số này là bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng khó khăn nhất đối với các hãng hàng không còn lâu mới kết thúc. Trong khi đó, các hãng vận tải bằng cách nào đó vẫn xoay sở để tồn tại trước làn sóng phá sản.

Trang tin Izvestia đã đưa ra những nhận định thị trường hàng không sẽ xoay sở như thế nào để tồn tại trong đại dịch.

Theo ước tính của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), tổng thiệt hại do đại dịch Covid-19 năm 2020 đối với các hãng hàng không trên thế giới lên tới 118 tỉ USD, điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lưu lượng giảm 2/3. Đối với hầu hết các nhà cung cấp, con số này là một thảm họa.

{keywords}
Do tác động của đại dịch Covid-19, rất nhiều máy bay trên thế giới đang dừng hoạt động. (Ảnh: Izvestia)

Hơn nữa, không có gì báo trước cho rắc rối. Ngành công nghiệp này là một trong những ngành năng động nhất trên thế giới. Sau khi sụt giảm tương đối nhỏ vào năm 2009 (dưới 2%, rõ ràng không phản ánh quy mô của cuộc khủng hoảng trong nền kinh tế rộng lớn hơn), thị trường đã tăng trưởng với tốc độ cao nhất, đều đặn và không có sự suy giảm mạnh.

Tính chung cả giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng sản lượng hành khách chưa bao giờ dưới 4%, bình quân đạt 6,5% / năm. Đối với bất kỳ ngành công nghiệp nào có doanh thu hàng tỉ USD thì đây là một chỉ số tuyệt vời.

Sự gia tăng quy mô của tầng lớp trung lưu ở châu Á và châu Phi, việc sử dụng rộng rãi các hãng hàng không giá rẻ ở châu Âu và châu Mỹ cho phép các hãng hàng không có cái nhìn lạc quan về tương lai để đầu tư mạnh mẽ. Nhưng 'đòn tấn công' từ đại dịch và các biện pháp hạn chế dịch lây lan đã khiến ngành này phanh đột ngột và chưa biết khi nào có thể trở lại.

Làn sóng phá sản ồ ạt đã không xảy ra, đại đa số các công ty lớn trong lĩnh vực hàng không vẫn tiếp tục hoạt động.

Tất nhiên, đã có trường hợp mất khả năng thanh toán. Điển hình là hãng hàng không Colombia Avianca (lớn thứ hai ở Mỹ Latinh), hãng hàng không giá rẻ của Anh Flybe giữa năm 2020 nộp đơn phá sản và dừng hoạt động. Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Ấn Độ Air Deccan đang tạm dừng hoạt động.

Tổng cộng, khoảng hơn 20 hãng bay trên thế giới đã phải nộp đơn xin phá sản, bị bán lại, tạm dừng hoạt động hoặc dừng hẳn.

Với nhiều hãng khác, điều tồi tệ nhất đã được tránh được chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ tích cực của chính phủ. Tổng cộng, các tập đoàn đã nhận được khoảng 170 tỉ USD từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên, con số đó có thể không đủ.

Vào đầu năm 2021, người đứng đầu IATA, Alexandre de Juniac cho biết ngoài khoản hỗ trợ đã được cung cấp, các hãng hàng không cần thêm 80 tỉ USD. Và số tiền này chưa tính đến việc giảm lưu lượng do các đợt đóng cửa đường bay mới và các hạn chế khác.

{keywords}
Dự báo đến năm 2024, nhu cầu đi lại mới trở lại được như năm 2019 - thời điểm trước dịch Covid-19. (Ảnh: TASS)

Ông Dmitry Puchkarev chuyên gia từ BCS World of Investments giải thích: “Có hai lý do chính giúp các đại diện ở ngành hàng không trụ vững. Thứ nhất, trước tình hình lưu lượng giảm mạnh, các công ty bắt đầu nhanh chóng cắt giảm chi phí. Ví dụ, Aeroflot vào cuối năm 2020 đã giảm 36% chi phí hoạt động so với cùng kỳ năm ngoái, Emirates giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch.

Thứ hai là đại diện của ngành ở nhiều nước, nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. Các nhà chức trách hiểu rằng các vấn đề của ngành chỉ là tạm thời, nhưng nếu các công ty không được hỗ trợ ngay bây giờ, hậu quả đối với nền kinh tế có thể rất tàn khốc”.

Bằng cách nào đó, các công ty đã xoay sở để tồn tại qua năm khó khăn nhất trong lịch sử.

Theo dự báo của IATA, thị trường vận tải hàng không sẽ gần như không thể phục hồi trở lại mức trước khủng hoảng cho đến năm 2024.

Các hãng hàng không là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Vậy liệu hàng không có thể trụ thêm vài năm nữa không?

Chuyên gia Puchkarev nhận định: “Trong những năm tới, việc di chuyển bằng đường hàng không sẽ vẫn chịu áp lực, nhưng khi các hạn chế kiểm dịch giảm bớt và việc tiêm chủng tiến triển, ngành công nghiệp này sẽ bắt đầu phục hồi dần.

Ngay cả khi quá trình này bị trì hoãn, các đại diện của ngành hành không có thể trông chờ vào một số hỗ trợ từ nhà nước, do đó, các hãng lớn sẽ không bị phá sản. Đồng thời, rất có thể một số công ty nhỏ hơn, hoạt động kém hiệu quả sẽ phải rời khỏi thị trường.

Thanh Bình (lược dịch)

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.