Đem thứ cây rừng về vườn trồng như rau, nhà hàng, siêu thị đăt mua tới tấp, nông dân Tây Ninh đổi đời

Từ những cây rau rừng mọc tự nhiên, hoang dại như trâm, ổi, lộc vừng, mặt trăng, sơn máu, có cmột số hộ dân trên địa bàn thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh đã đưa về trồng trong vườn trồng có hiệu quả kinh tế cao.

Thấy trồng rau rừng cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân thị xã Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) đã mạnh dạn chuyển đổi những loại cây trồng kém năng suất sang trồng rau rừng. 

Cùng với đó, các tổ hợp tác, tổ liên kết trồng rau rừng trên địa bàn thị xã Trảng Bàng cũng dần hình thành, nhằm liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm rau rừng.

Tây Ninh: Đem thứ cây rừng về vườn trồng như rau, nhà hàng, siêu thị đăt mua tới tấp, nông dân ở đây đổi đời - Ảnh 1.

Sản phẩm rau rừng của ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ khu phố Phước Hội, phường Gia Bình, TX Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) được bán cho các khách hàng quen thuộc.

Ông Nguyễn Hồng Mao–Tổ trưởng Tổ liên kết rau rừng tại thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) cho biết, xác định thực phẩm sạch có vai trò quan trọng làm nên thương hiệu rau rừng của địa phương. 

Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, Tổ đã định hướng cho các thành viên trồng rau rừng theo hướng VietGAP. Đến nay tất cả các sản phẩm rau rừng của tổ đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất an toàn.

Sản xuất theo hướng VietGAP là hướng đi đúng đắn, rau rừng trên địa bàn không chỉ có người tiêu dùng tại địa phương sử dụng, mà tổ liên kết đã kết nối được với một số nhà hàng nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh như, chuỗi nhà hàng Hoàng Ty và các siêu thị có tiếng như Aeon, Co.opMart… giúp các tổ viên và bà con trên địa bàn có thu nhập ổn định.

Chăm chỉ trồng rau rừng sạch, biết cách đưa rau rừng vào siêu thị và hướng đến xây dựng thương hiệu cho rau rừng. Đó là cách giúp ông Trần Văn Thành (ngụ phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất của mình.

Ông Thành cho biết, qua tìm hiểu nhận thấy người tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ rau rừng rất lớn, trong khi nguồn cung chưa bảo đảm, giá cả lại đắt đỏ. Từ đó, vào năm 2013 gia đình ông bắt đầu trồng 7.000m2 với nhiều loại rau rừng khác nhau như: trâm ổi, trâm sắn, sơn máu, mặt trăng, chùm mồi, bí bái…

Ông Thành cho biết thêm, cây rau rừng ra lá và đọt quanh năm, càng thu hoạch cây rau rừng càng bung nhiều đọt non, sản lượng thu hoạch năm sau luôn cao hơn năm trước. Trung bình mỗi ngày gia đình ông thu hoạch khoảng 40 – 50 kg rau rừng các loại, với giá bán rau rừng từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. 

Để có sản phẩm rau rừng đạt chất lượng cao, ông Thành đã đăng ký chứng nhận trồng rau rừng theo tiêu chuẩn VietGAP cho toàn bộ sản phẩm rau rừng của gia đình. Từ đây, rau rừng của gia đình ông cung cấp cho siêu thị Co.opMart mỗi ngày.

Trong khi mọi người tìm hướng đi bền vững cho các loại rau thịnh hành trên thị trường, thì gia đình ông Thành vẫn kiên trì phát triển thương hiệu rau rừng. 

“Đây là hướng phát triển bền vững. Không dừng lại ở việc bán, cung cấp, hiện tôi đang cố gắng xây dựng thương hiệu rau rừng. Với tôi - câu chuyện về rau rừng vẫn còn dài phía trước”, ông Thành khẳng định.

Tây Ninh: Đem thứ cây rừng về vườn trồng như rau, nhà hàng, siêu thị đăt mua tới tấp, nông dân ở đây đổi đời - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ khu phố Phước Hội, phường Gia Bình, TX Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) thu hoạch rau rừng.

Cùng chung suy nghĩ với ông Thành, ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ khu phố Phước Hội, phường Gia Bình, TX Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) cho biết, khách hàng ưa chuộng rau rừng không chỉ vì ngon mà còn vì sạch, an toàn. 

 

Tây Ninh: Đem thứ cây rừng về vườn trồng như rau, nhà hàng, siêu thị đăt mua tới tấp, nông dân ở đây đổi đời - Ảnh 5.

Rau rừng trồng ở thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh được nhiều người ưa chuộng.

"Chính vì vậy, tôi sẽ hướng đến trồng rau rừng theo tiêu chuẩn VietGAP, không sử dụng hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây rau rừng...", ông Tuấn chia sẻ.

Đặc biệt, để bảo đảm chất lượng rau bán đi, ông Tuấn không hái rau khi quá non hay quá già mà tập trung hái đúng thời điểm. 

Tỉ mỉ trong cách chăm, cách trồng rau rừng hiện nay, mỗi ngày ông Tuấn bán ra thị trường từ 40 -50 kg rau rừng các loại cho các khách hàng quen thuộc.

Phát triển rau rừng dù còn khó khăn nhưng là hướng đi đúng, nên ông Tuấn không dừng lại ở diện tích 2.000m2.

Ông Tuấn cho biết, nếu có quỹ đất, gia đình ông sẽ tiếp tục nhân rộng và phát triển thêm diện tích trồng rau rừng, cố gắng tạo dựng thương hiệu từ loại cây rau đặc trưng này.

Ông Lê Văn Hòa - Chủ tịch Hội nông dân phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) cho biết, trên địa bàn xã có khoảng 30 hộ gia đình tham gia Tổ liên kết rau rừng. 

Hộ nào ít cũng có 1 công trồng rau rừng, hộ nhiều thì 6 - 7 công. Trung bình mỗi công trồng rau rừng cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. 

Trồng rau rừng không chỉ là mô hình phát triển kinh tế mang về thu nhập ổn định mà còn là cách để người dân giữ gìn và phát triển đặc sản của thị xã Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh).

Loại củ nghe tên rất lạ, nhổ 1 gốc lên cả chùm, dân bán thu cả chục tỷ đồng

Loại củ nghe tên rất lạ, nhổ 1 gốc lên cả chùm, dân bán thu cả chục tỷ đồng

Từ loại củ ít người biết đến, chỉ sau 7 năm, đến nay trên khắp vùng đất Y Tý, A Lù, Ngải Thầu (cũ), Trịnh Tường đã bạt ngàn cây xanh mướt, tổng diện tích lên tới hơn 200 ha, người dân thu nhập cả chục tỷ đồng nhờ nó.

Theo báo Tây Ninh

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.