Chàng kỹ sư trẻ chế tạo compa, thước kẻ song song cho học sinh khiếm thị

Sau nhiều thời gian nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Sỹ Nam đã ra mắt 2 thiết bị dạy học môn toán dành cho học sinh khiếm thị là compa và thước kẻ song song.

{keywords}
Chàng kỹ sư trẻ chế tạo compa, thước kẻ song song cho học sinh khiếm thị

Với mong muốn giúp các em khiếm thị có thể tự tin sử dụng thiết bị dạy học giống như các bạn mắt sáng, kĩ sư trẻ Nguyễn Sỹ Nam (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã thực hiện công trình “Nghiên cứu, thiết kế quy trình công nghệ chế tạo thiết bị dạy học môn Toán dành cho HS khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập”.

Tốt nghiệp khoa Cơ khí chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy (ĐH Bách khoa Hà Nội). Ra trường, anh từng đầu quân cho một công ty dầu khí ở Vũng Tàu. Dẫu thu nhập hấp dẫn, nhưng gia đình muốn anh quay lại Hà Nội “cho gần nhà”.

Anh trở về, nộp đơn thi tuyển vào Viện khoa học Giáo dục Việt Nam. Trúng tuyển, anh trở thành nghiên cứu viên của Viện phụ trách nội dung chương trình giáo dục môn Công nghệ. Đó cũng là “khởi nguồn” để anh thực hiện công trình “nghiên cứu, thiết kế quy trình công nghệ chế tạo thiết bị dạy học môn Toán dành cho học sinh khiếm thị trong môi trường giáo dục hoà nhập” dù trước đó anh cũng đã thực hiện nhiều đề tài về cơ sở lý luận, dự án về giáo dục STEM…

Quá trình làm việc anh từng được tiếp xúc với các thầy cô và học sinh không may bị khiếm thị. Trong quá trình giảng dạy và học tập những thầy cô và học sinh này gặp không ít khó khăn, đặc biệt là môn Toán.

Theo đó, để có thể học bộ môn Toán, trước đây học sinh và thầy cô Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) phải tự chế những thước kẻ đục lỗ. Nhưng mỗi khi vẽ, học sinh vẫn không căn chuẩn được nên buộc phải nhờ các bạn học sinh mắt sáng đo khoảng cách gấp giấy lại và dùng con lăn của mình để vẽ lên khi học bài về đường thẳng song song.

{keywords}
Chàng kỹ sư trẻ bên sản phẩm do mình sáng chế ra dành cho học sinh khiếm thị 

Trong khi đó, với những học sinh bình thường, muốn có một chiếc thước kẻ chỉ cần ra cửa hàng văn phòng phẩm là có ngay, nhưng một chiếc thước kẻ kết hợp vẽ đường thẳng song song cho học sinh khiếm thị lại khó khăn vô cùng.

Do đặc thù của mỗi dạng khuyết tật mắc phải, học sinh có đặc điểm riêng trong quá trình nhận thức. Trẻ khiếm thị do không nhìn thấy nên cần đồ dùng học tập đặc thù để nhận biết qua xúc giác. Vì vậy, mơ ước của Nam sẽ tạo ra một danh mục thiết bị dạy và học môn Toán dành riêng cho những học sinh không may mắn này.

Nghĩ là làm, sau những giờ làm việc tại cơ quan, anh lại tranh thủ nghiên cứu để biến ý tưởng thành hiện thực. Vận dụng những kiến thức đã học trong trường đại học một mình anh vừa lo thiết kế, chế tạo vừa kiêm luôn cả việc gặp gỡ các thầy cô giáo, học sinh để tìm ra phương án tối ưu. Vừa làm vừa sửa đổi bổ sung dựa trên đặc điểm của trẻ khiếm thị: không nhìn thấy nhưng lại có thể nghe và cảm nhận rất tốt.

Sau nhiều thời gian mày mò chế tạo nghiên cứu, chia sẻ với phóng viên, anh Nam cho biết: “Hiện tại có 2 thiết bị dạy học môn toán dành cho học sinh khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập đó là compa và thước kẻ song song.

Các thiết bị được chế tạo và nghiên cứu dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của học sinh khiếm thị như các em khiếm thị cảm nhận bằng thính giác và xúc giác kết hợp với nghiên cứu chế tạo trong ngành cơ khí mà tôi đã được học trong trường ĐH Bách Khoa Hà Nội do đó tôi đã thiết kế các bản vẽ chi tiết của từng sản phẩm, bản vẽ lắp ráp và thiết kế quy trình công nghệ chế tạo thiết bị để các thiết bị dạy học có thể được gia công hàng loạt và giảm chi phí thấp nhất.

Cụ thể đối với thiết bị dạy học là thước kẻ song song được tôi nghiên cứu và thiết kế được gia công bằng máy CNC có độ chính xác cao và có thể gia công hàng loạt. Theo đó, thiết bị dạy học thước kẻ song song giúp học sinh khiếm thị có thể vẽ các đường thẳng song song một cách dễ dàng và có kích thước cụ thể giúp học sinh khiếm thị tự tin hơn trong việc giải toán”.

Một sản phẩm khác cũng rất thiết thực đối với HS Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu là chiếc compa dành cho học trò đặc biệt này. Thầy Ngô Văn Hiếu – giáo viên Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ: Với học sinh khiếm thị, cảm nhận của các em chính là các hình nổi lên, hoặc lõm xuống so với mặt phẳng chuẩn. Bởi vậy, thay vì tạo hình tròn bằng nét bút chì thì phải tạo hình tròn bằng các chấm nổi, đầu chì được thay bằng bánh xe răng cưa.

Hiện nay, kĩ sư trẻ Nguyễn Sỹ Nam đã thực hiện thành công các sản phẩm như: compa, thước kẻ song song và dụng cụ giúp học sinh khiếm thị nhận biết các hình: Tam giác, tứ giác, chữ nhật. Với những sản phẩm này, các em khiếm thị có thể dễ dàng vẽ các hình trong môn Toán học.

Một trong những điểm nổi bật ở nghiên cứu của anh Nam là có thể sản xuất đại trà để phục vụ việc dạy và học của những người khiếm thị. Những sản phẩm đã sản xuất thành công được anh gửi đến thầy cô và học sinh Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu dùng thử. Phản hồi anh nhận lại là những lời khen vì tính thiết thực, dễ dàng, thuận tiện.

{keywords}
Chàng kỹ sư trẻ chế tạo compa, thước kẻ song song cho học sinh khiếm thị

Với những lợi ích thiết thực đó, công trình của Nam đã lọt top 5 công trình xuất sắc từ cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2019. Đầu tháng 6 vừa qua, công trình của anh một lần nữa được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (đơn vị chủ trì chính Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”) lựa chọn hỗ trợ với mong muốn hiện thực hoá các ý tưởng, đưa công trình vào ứng dụng thực tiễn.

Chia sẻ với phóng viên bên lề sự kiện, anh Nam cho biết, công trình hiện đang được thực nghiệm tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội. Qua quá trình thử nghiệm đóng góp ý kiến của giáo viên, học sinh, chuyên gia về giáo dục đặc biệt anh đã nghiên cứu và tiếp tục cải tiến thiết bị dạy học nhằm  hoàn thiện hơn nữa. 

“Hiện tôi đã sản xuất được một số thiết bị như compa và thước kẻ song song và sẽ đem tặng cho trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, cho học sinh khiếm thị. Trong thời gian tới tôi tiếp tục nghiên cứu cải tiến thiết bị dạy học và thiết kế ra những thiết bị dạy học mới dành cho học sinh khiếm thị học môn toán”, anh Nam bật mí.

Trên thế giới hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, trong đó khoảng 45 triệu người mù, những người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%. Cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù, và cứ 1 phút thế giới có thêm 1 trẻ bị mù. 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này). 80% các nguyên nhân gây mù có thể điều trị hoặc phòng tránh được.

Tại Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém. 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Trên 80% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được. Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra cho thấy đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân chủ yếu (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ ... Bên cạnh đó, công tác phòng chống mù lòa xuất hiện những thách thức mới như tỷ lệ mắc bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, bệnh võng mạc do đái tháo đường, bệnh glôcôm cũng ngày càng tăng cao....

 N. Huyền 

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !