Chương trình 2075 phê duyệt thực hiện 65 đề xuất trong 5 năm

Chương trình 2075 đã phê duyệt được 63 nhiệm vụ trên tổng số hơn 500 đề xuất đăng ký với tổng kinh phí thực hiện của 63 nhiệm vụ phê duyệt là 340 tỷ đồng, trong đó có 194 tỷ đồng từ Ngân sách Nhà nước.

 

{keywords}
Thứ trưởng Bộ KH & CN Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc hội nghị 

Chiều  31/10, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra Hội thảo “Tổng kết Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2015-2020” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Hội thảo nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được của Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2015-2020 và đề xuất giải pháp phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2030.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình 2075) được tổ chức nhằm tăng giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm, dịch vụ khoa học và công nghệ trên thị trường; tăng tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ như giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật; thiết lập mạng lưới sàn giao dịch công nghệ kèm theo hệ thống tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ hỗ trợ, trọng tâm là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Để thực hiện định hướng mục tiêu nhiệm vụ đặt ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đă chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan để hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình nhằm đảm bảo bám sát chặt chẽ theo định hướng các nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện môi trường pháp lư, nâng cao hiệ̣u quả quản lư Nhà nước về thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy hoạt động dịch vụ thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy nhu cầu công nghệ và nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 ông Phạm Đức Nghiệm - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình 2075 đã đạt được một số kết quả nhất định ban đầu.

Theo đó, chương trình đã góp phần thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển với diện mạo mới; mang lại tác động tích cực về mặt khoa học, công nghệ, góp phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng theo ông Nghiệm, Chương trình 2075 đã phê duyệt được 63 nhiệm vụ trên tổng số hơn 500 đề xuất đăng ký, tương đương trung bình mỗi năm có khoảng trên 100 đề xuất đăng ký tham gia. Tổng kinh phí thực hiện của 63 nhiệm vụ phê duyệt là 340 tỷ đồng, trong đó có 194 tỷ đồng từ Ngân sách Nhà nước, còn lại là nguồn kinh phí được đối ứng từ phía các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Đẩy mạnh việc làm chủ và áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp

Nói về “Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2030: Định hướng và giải pháp” do ông Tạ Bá Hưng - Trưởng ban Chủ nhiệm Chương trình 2075 cho biết, “Thị trường khoa học và công nghệ là một bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế”.

Để tăng cường giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và thúc đẩy các chủ thể liên quan tham gia các hoạt động của thị trường và liên thông thị trường khoa học và công nghệ, theo ông Hưng, thì cần phải đẩy mạnh việc thúc đẩy nhu cầu và nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp; hỗ trợ tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ tại các doanh nghiệp; củng cố và phát triển hệ thống hạ tầng và phát triển mạng lưới các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về thị trường khoa học và công nghệ.

Cũng tại Hội thảo, đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề “Định hướng và giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2030” với sự tham gia của 4 diễn giả GS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam; ông Lê Trung Thành - Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; bà Trần Phương Thảo – Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM và ông Tạ Doãn Trịnh - Chuyên gia độc lập của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 H. Anh 

Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

 

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020

​Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển

Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.

Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.

 

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.

Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học

Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh

Đang cập nhật dữ liệu !