Thi thể Kim Jong Nam về nước, 9 công dân Malaysia cũng được thả

Thi thể của ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đã được đưa về nước ngày hôm qua (30/3), hơn một tháng sau vụ ám sát ông Kim tại sân bay Kuala Lumpur khiến quan hệ ngoại giao hai nước trở nên căng thẳng.

Theo AP, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết, sau khi kết thúc các cuộc đàm phán “rất nhạy cảm”, Malaysia đã đồng ý trao trả thi thể của ông Kim Jong Nam để đổi lấy 9 công dân của nước này đang bị “giam lỏng” ở Bình Nhưỡng.

Dù chi tiết về cuộc đàm phán không được tiết lộ song dường như Triều Tiên đã giành được một số điều kiện quan trọng, đó là thi thể của ông Kim Jong Nam và thả ít nhất hai nghi phạm trong vụ việc đang bị giữ tại Đại sứ quán nước này ở Kuala Lumpur.

Cũng trong ngày hôm qua, Thủ tướng Malaysia thông báo 9 công dân nước này cuối cùng đã được phép trở về nước. “Tôi vui mừng thông báo rằng 9 công dân Malaysia bị cấm rời khỏi Bình Nhưỡng đã được phép về nhà. Họ đã lên chuyến bay từ Bình Nhưỡng ngày hôm nay lúc 19h45 giờ Malaysia và sẽ hạ cánh xuống Kuala Lumpur vào khoảng 5h sáng ngày 31/3”, tuyên bố cho biết.

Thi thể Kim Jong Nam về nước, 9 công dân Malaysia cũng được thả - ảnh 1

Thi thể của ông Kim Jong Nam được đưa ra sân bay ngày hôm qua (30/3). Nguồn: AP

Ngoài ra, Thủ tướng Malaysia cũng cho biết thêm nước này sẽ cho phép tất cả người Triều Tiên có thể rời Malaysia. Bốn nhà ngoại giao Malaysia và gia đình của họ đã bị kẹt tại Bình Nhưỡng từ hồi đầu tháng 3 khi hai nước tuyên bố chặn công dân của nước kia xuất cảnh giữa lúc quan hệ ngoại giao trở nên căng thẳng.

Malaysia chưa bao giờ trực tiếp cáo buộc Triều Tiên đứng đằng sau vụ sát hại ông Kim Jong Nam nhưng nhiều quan chức của nước này cho rằng chất độc thần kinh VX, một loại vũ khí hóa học bị cấm sử dụng, là bằng chứng cho thấy Bình Nhưỡng có thể gây ra vụ việc trên. Các chuyên gia cho hay VX được sản xuất trong phòng thí nghiệm vũ khí thông qua một quy trình hết sức phức tạp và Bình Nhưỡng được cho là sở hữu một lượng lớn vũ khí hóa học.

Sau một thời gian căng thẳng ngoại giao, hôm qua (30/3), Triều Tiên và Malaysia đều nhấn mạnh rằng mối quan hệ này đang được sửa chữa. “Cả hai quốc gia đã thống nhất dỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với công dân của hai nước và đảm bảo sự an toàn, an ninh của họ”, tuyên bố từ hãng thông tấn KCNA khẳng định.

Ngay sau khi Bình Nhưỡng cho phép 9 công dân Malaysia về nước, Kuala Lumpur cũng “đáp lễ” bằng cách đưa hai nghi phạm Triều Tiên gồm một nhân viên đại sứ quán và tiếp viên hãng hàng không Air Koryo cùng thi thể của ông Kim Jong Nam ra sân bay về nước.

Theo tuyên bố của KCNA, phía Malaysia đồng ý trao trả thi thể “vì yêu cầu từ phía gia đình của người đã mất” tại Triều Tiên. Tuy nhiên, các nguồn tin cho hay con cái và vợ của ông Kim Jong Nam đều đang sinh sống ở Macau và Bắc Kinh, chứ không sống tại Bình Nhưỡng.

Ông Kim Jong Nam, ngoài 40 tuổi, đã sinh sống ở nước ngoài nhiều năm nay và vốn không có cùng quan điểm với em trai cùng cha khác mẹ của mình, Kim Jong Un. Ông Kim không được “sủng ái” và đã bị gạt ra khỏi danh sách “kế vị” sau khi ông bị bắt ở Nhật Bản vì sử dụng hộ chiếu giả năm 2001 vì muốn tới thăm Tokyo Disneyland.

Thỏa thuận ngoại giao được ký kết hôm qua (30/3) là dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trong mối quan hệ giữa Malaysia và Triều Tiên, ít nhất là trên bề mặt. Mặc dù không phải là đối tác ngoại giao quan trọng nhất của Bình Nhưỡng, song Kuala Lumpur là một trong rất ít nơi trên thế giới mà người dân Triều Tiên có thể tới mà không cần thị thực. Malaysia từ lâu đã là một điểm đến “bí mật” cho những người Triều Tiên muốn tìm việc làm, học tập hay kinh doanh.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !