Thí sinh không thể thi tốt nghiệp THPT đợt 2 có thể được đặc cách hoặc thi đợt 3

Với những thí sinh không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vì lí do bất khả kháng, Bộ GD&ĐT đã tính toán có thể xét đặc cách tốt nghiệp và hỗ trợ thí sinh xét tuyển đại học.

Hiện tại, Bộ GD&ĐT đã chốt việc tổ chức đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT vào các ngày 6-7/8. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm diễn ra kỳ thi mà vẫn có những thí sinh nằm trong vùng giãn cách, thí sinh F1 phải đi cách ly tập trung không thể tham dự kỳ thi đợt 2 thì sao?

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, với những nơi không thể tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2 với lý do bất khả kháng như vẫn nằm trong vùng cách ly y tế thì tùy theo tình hình thực tế tại từng địa phương có thể đề xuất để Bộ GD&ĐT có phương án hỗ trợ cho thí sinh.

“Bộ GD&ĐT sẽ tính toán trong những trường hợp cụ thể có thể là xét tốt nghiệp đặc cách cho thí sinh hoặc tổ chức thi đợt 3. Trong điều kiện dịch bệnh với những diễn biến phức tạp, việc tổ chức thi đợt 3 cũng là vấn đề phải bàn tính kỹ. Chúng tôi sẽ cân nhắc xét tốt nghiệp đặc cách cho thí sinh và có phương thức hỗ trợ các em trong tuyển sinh đại học nên thí sinh có thể yên tâm", Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay.

{keywords}
Đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT vào các ngày 6-7/8 (ảnh minh họa)

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 dự kiến có hơn 26.000 thí sinh ở 42 tỉnh, thành phố chưa dự thi đợt 1, có nguyện vọng tham dự đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay. Đây là các thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 và các thí sinh ở địa bàn cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2, Bộ GD&ĐT đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo sở GD&ĐT phối hợp với các sở, ban ngành liên quan của địa phương, nhất là Sở Y tế, triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức đợt 2 của Kỳ thi bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu nghiêm túc, khách quan, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.

Gửi văn bản báo cáo tóm tắt phương án tổ chức thi của địa phương về Bộ GD&ĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) trước 17h00 ngày 20/7/2021 để phục vụ công tác tổ chức thi.

Về hình thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 thì mỗi sở giáo dục và đào tạo thành lập một hội đồng thi để tổ chức kỳ thi cho các thí sinh đăng ký dự thi tại địa bàn.

Số lượng thí sinh thi đợt 2 chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với đợt 1 nên các giải pháp cũng có thể linh động hơn. Ví dụ, đến thời điểm thi đợt 2, nếu địa phương nào đó chưa đẩy lùi được dịch bệnh hoàn toàn thì có thể chuyển toàn bộ thí sinh sang một địa điểm khác an toàn để tổ chức thi.

Thí sinh Hà Nội đăng ký thi tốt nghiệp THPT đợt 2 trước 15h ngày mai

Thí sinh Hà Nội đăng ký thi tốt nghiệp THPT đợt 2 trước 15h ngày mai

Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự thi đợt 2 tại Hà Nội sẽ đăng ký trước 15h ngày 20/7/2021. Quá thời hạn này, đồng nghĩa thí sinh không có nhu cầu dự thi đợt 2. 

Hoàng Thanh

Sinh viên Bách khoa bị đuổi khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ

Một sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ.

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Đang cập nhật dữ liệu !