Thi học kỳ online tại Hà Nội: Cô giáo như "cảnh sát trưởng", tính khách quan trông chờ học sinh tự giác

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một số trường tại Hà Nội đã tổ chức cho học sinh thi học kỳ bằng hình thức trực tuyến. Số đông trường khác tiếp tục chờ đợi thời điểm thích hợp để cho thi trực tiếp.

Chia sẻ với Infonet, ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho biết, hiện nay việc kiểm tra học kỳ trực tuyến khó thực hiện vì rất nhiều lí do trong đó có đảm bảo sự khách quan cũng như hạ tầng công nghệ.

Với học sinh tiểu học thì việc kiểm tra trực tuyến chỉ có thể kiểm tra phần đọc còn phần viết thì không thể thực hiện được.

Vì thế, các trường buộc phải chờ thông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc cho học sinh trở lại trường mới có thể kiểm tra học kỳ và kết thúc năm học.

Phụ huynh và học sinh không cần quá căng thẳng trong việc ôn tập vì quan điểm của các trường sẽ là học gì thi nấy, đó là bài khảo sát chất lượng thôi không phải thi chuyển cấp hay cạnh tranh nên phụ huynh và học sinh cứ thoải mái về tâm lý”, ông Vũ cho hay.

Trong khi đó, hiện nay một số trường trên địa bàn quận Hoàng Mai đã tiến hành cho học sinh thực hiện bài khảo sát học kỳ bằng hình thức trực tuyến để kết thúc năm học theo nguyện vọng của học sinh.

Thế nhưng, theo quan sát thì việc đảm bảo sự khách quan của bài kiểm tra trực tuyến chỉ trông chờ vào tính tự giác của học sinh.

Chị Trần Hoa (trú tại Linh Đàm) cho biết, khi thực hiện bài kiểm tra trực tuyến giáo viên yêu cầu học sinh bật 3 thiết bị để quan sát camera trước, sau và thiết bị chụp bài làm của học sinh gửi cho giáo viên. Khi con thi trực tuyến thì bố mẹ phải huy động hết điện thoại làm phương tiện hỗ trợ cho con thi.

Giáo viên không khác gì “cảnh sát trưởng”, thi thoảng lại hỏi: “Tại sao học sinh A tắt camera? Tại sao học sinh B tắt mic, cô yêu cầu bật mic lên ngay lập tức”… Cách nhau một cánh cửa nhưng tôi vẫn nghe tiếng oang oang nhắc nhở của giáo viên.

Nghĩ cũng thương các cô quá, một lớp vài chục học sinh, không kiểm soát thì các con vi phạm quy chế mà kiểm soát thì cứ xác định rát cổ.

Tôi thừa biết rằng trường hợp học sinh tắt camera và tắt mic có thể vì trục trặc về kỹ thuật, nhưng đa số là học sinh trông chờ vào sự trợ giúp bên ngoài để thực hiện gian lận.

Tôi luôn yêu cầu con tự làm bằng sức của con chứ nhất định không có chuyện nhắc bài cho con mặc dù trước đó con có kể bạn A, bạn B vẫn được bố mẹ nhắc bài bằng những cách khác nhau mà camera không phát hiện được.

Tôi nói luôn để con rõ tinh thần là học tập phải tự giác và kiên quyết không nhắc bài”, chị Hoa cho hay.

{keywords}
Một buổi hướng dẫn quy chế cho học sinh trước khi chính thức làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tuyến.

Còn anh Hoàng H. (quận Hoàng Mai) cho biết, con gái anh đã kiểm tra môn Toán bằng hình thức trực tuyến, khi gặp bài khó là con cầu cứu bố hỗ trợ.

Tối hôm trước khi diễn ra bài khảo sát học kỳ trực tuyến môn cuối cùng, con gái anh lại nài nỉ anh nhắc bài cho con nhưng anh đã từ chối.

Tôi làm trong ngành công nghệ nên biết việc nhắc bài cho con hoàn toàn có thể thực hiện được bằng những thủ thuật khác nhau. Tôi nghĩ thi hay kiểm tra bằng hình thức trực tuyến nếu không có nền tảng công nghệ vững chắc thì gian lận là điều có thể xảy ra.

Kiểm tra trực tuyến hiện giờ muốn khách quan chỉ trông chờ vào sự tự giác của học sinh và sự kiên quyết của phụ huynh”, anh H. cho hay.

Trả lời về việc khi nào tất cả học sinh Hà Nội có thể thực hiện kỳ thi cuối kỳ, ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, phải chờ thành phố có quyết định cho phép học sinh quay lại trường thì mới có thể tiến hành khảo sát học kỳ. Hiện nay chưa có lịch cho học sinh quay lại trường nên Sở cũng chưa thể có hướng dẫn gì về việc này, tất cả phải chờ đợi thêm.

Bi hài chuyện phụ huynh vô tình khiến con "mất trắng" bài thi trực tuyến

Bi hài chuyện phụ huynh vô tình khiến con "mất trắng" bài thi trực tuyến

Để giúp con thi cử trực tuyến suôn sẻ, nhiều vị phụ huynh cẩn trọng "trông thi" từng li từng tí vì sợ có yếu tố bất ngờ làm hỏng cả buổi thi.

Hoàng Thanh

Nữ giảng viên nghỉ việc, về quê nuôi giun kiếm 34 tỷ đồng/năm

Nữ giảng viên Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) từ bỏ mức lương gần 2 triệu NDT/năm (6,8 tỷ đồng) về quê nuôi giun. Sau 9 năm gác lại sự nghiệp giảng dạy, đến nay Pháp Nguyệt Bình thu về hơn 10 triệu NDT/năm (34 tỷ đồng).

Vụ cô giáo Tuyên Quang: Thiếu tôn trọng nghề giáo, khó đòi hỏi thầy giỏi, có tâm

"Cứ nhìn tình trạng học sinh, phụ huynh thiếu tôn trọng nghề giáo như vậy rồi con cháu chúng ta nếu học giỏi sẽ ráng học ngành khác để làm, lấy đâu ra giáo viên giỏi, giáo viên có tâm?", một thầy giáo cảm thán.

'Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ phải tiếp tục công bố các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như thế nào và đây là câu chuyện rất hóc búa.

Vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp: Sự cô đơn cùng cực

Trong những clip đó, phía sau sự hỗn loạn, tiếng la hét, tôi thấy sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo...

Cô gái 23 tuổi phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới sau 5 phút

Sau 5 phút, Phương Trinh (23 tuổi, quê Lâm Đồng) đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên để phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023.

Xác minh nữ giáo viên bị nhóm nam sinh dồn vào góc lớp chửi bới

Tối 4/12, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm nam sinh THCS dồn vào góc lớp, xung quanh là những tiếng hò reo, chửi bới.

Tiến sĩ giả Nguyễn Trường Hải khai gì trong lý lịch nộp các trường đại học?

Ông Nguyễn Trường Hải khai tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và bài báo công bố quốc tế.

Bị 'tố' ép học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, nhà trường nói gì?

Phụ huynh thông tin học sinh bị ép tham gia hoạt động trải nghiệm, chi phí 560 nghìn đồng/em trong khi Hiệu trưởng Trường THPT B Bình Lục khẳng định không có chuyện này.

Nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp: 'Khi em nói, cô nên cúi mặt xuống'

Nữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Sinh viên Bách khoa bị đuổi khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ

Một sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ.

Đang cập nhật dữ liệu !