Theo chân đội bắt chó thả rông: Chủ phải có phiếu tiêm chủng, nộp phạt 1,5 triệu đồng

Tối 14/4, những thành viên trong đội bắt chó thả rông phường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) đi xe máy kiểm tra trên các tuyến phố, dùng vợt lưới có cán bằng ống thép để bắt chó rồi nhốt trong lồng sắt.

Khoảng 19h30 ngày 14/4, tổ đội bắt chó thả rông phường Kim Giang (quận Thanh Xuân) bắt đầu lên đường làm nhiệm vụ. Các thành viên là bảo vệ dân phố cho biết, trước khi tham gia thực hiện nhiệm vụ, họ đã được hỗ trợ tiêm phòng dại và được hướng dẫn kinh nghiệm xử lý để tránh bị chó cắn.

{keywords}
Tổ đội bắt chó thả rông phường Kim Giang lên đường làm nhiệm vụ.

Ông Ngô Nguyên Bắc, Đội trưởng đội bắt chó thả rông phường Kim Giang, cho biết mỗi tuần đội thường đi tuần tra bắt chó 2 buổi. Thời gian đầu, khi thấy chó nhà bị bắt, nhiều người phản ứng và gây nhiều khó khăn cho tổ công tác, tuy nhiên sau khi giải thích, người dân cũng đã ý thức hơn được rất nhiều. Sau hơn 3 năm hoạt động, lượng chó thả rông đã giảm hẳn.

{keywords}
Ông Ngô Nguyên Bắc, Đội trưởng đội bắt chó thả rông phường Kim Giang (quận Thanh Xuân) đã có kinh nghiệm 3 năm làm việc.

Trong khoảng một giờ đồng hồ tuần tra khắp các ngõ ngách trên địa bàn phường Kim Giang, tổ đã phát hiện và thu giữ 2 chú chó thả rông ngoài đường.

“Chó vi phạm sẽ được đưa về phường nuôi nhốt và cho ăn, sau đó phát loa thông báo tìm chủ nuôi. Thường có hai lỗi bị xử phạt là không tiêm chủng và thả chó ra đường, với mỗi lỗi này, chủ nuôi chó bị phạt 1.500.000 đồng”, ông Bắc nói.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người thấy chó nhà mình bị bắt đã chống đối lại tổ công tác.

{keywords}
Nhiều chủ chó không hợp tác khi lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.

Ghi nhận của PV tối 14/4, hộ bà Phạm Thị Lan thấy chó nhà mình bị bắt đã gây khó dễ cho tổ công tác. Sau khi nghe thành viên đội bắt chó giải thích, bà Lan về nhà lấy giấy chứng nhận tiêm chủng cho chó và lên phường nộp phạt để đưa chó về.

“Chó nhà tôi nhốt trong nhà không xích nên chạy ra đường tôi không biết, lúc đầu thấy mọi người bắt chó tôi không biết nên phản ứng, sau khi được các chú giải thích, tôi đã biết việc làm của mình là sai. Tôi hứa sau này sẽ xích chó cẩn thận trong nhà”, bà Lan cho hay.

{keywords}
Chó thả rông bị bắt được nhốt trong lồng sắt, đưa về trụ sở UBND phường để xử lý.

Bà Đào Thị Thanh Tâm, Phó chủ tịch UBND phường Kim Giang thông tin, phường Kim Giang là 1 trong 2 phường đầu tiên trên địa bàn Hà Nội thành lập đội bắt chó thả rông, đội gồm 7 thành viên.

“Khi bắt được những chú chó thả rông, chúng tôi sẽ nhốt lại, sau đó chúng tôi sẽ thông báo đến chủ chó trên loa phát thanh và các nhóm zalo của phường. Trong thời gian nhốt chó ở phường, chúng tôi cho ăn uống đầy đủ. Trong vòng 48 tiếng, nếu không có người đến nhận, chúng tôi sẽ đưa lên viện chăm sóc bảo vệ vật nuôi ở Thiên Đường Bảo Sơn”, bà Tâm cho hay.

Cũng theo bà Tâm, người vi phạm thường thả chó vào sáng sớm hoặc tối muộn, ngoài giờ hành chính, buộc tổ công tác phải làm việc ngoài giờ. "Nhiều con chó thả rông, khi tổ công tác bắt về thì không có người nhận, UBND phường phải liên hệ trạm thú y để tư vấn bàn giao cho các điểm nuôi nhận phù hợp", bà Tâm cho hay.

{keywords}
Dụng cụ bắt chó là vợt lưới, cán bằng ống sắt.
{keywords}
Chú chó thả rông đầu tiên bị phát hiện, bắt giữ sau khoảng 15 phút tuần đường.
{keywords}
Lồng sắt được trang bị để nhốt chó.
{keywords}
Các thành viên trong đội đi đến từng ngõ ngách, tuyến phố trong địa bàn phường để tìm những chú chó thả rông không rọ mõm.
{keywords}
Khoảng 1 tiếng sau, đội bắt được chú chó thứ 2.
{keywords}
Trong quá trình làm việc, nhiều chủ chó lúc đầu không hợp tác với lực lượng chức năng.
{keywords}
Những chú chó được cho ăn uống đầy đủ.
{keywords}
Chủ chó mang giấy tờ chứng minh và giấy tiêm phòng lên nộp phạt, nhận chó về.
{keywords}
Sau khi được tuyên truyền giải thích, chủ chó nhận thức được việc thả chó ra đường gây nguy hại và ảnh hưởng đến môi trường.

Bà Nguyễn Thùy Dung, nhân viên thú y trên địa bàn quận Thanh Xuân cho biết, hoạt động bắt chó thả rông không rọ mõm chủ yếu để nâng cao ý thức của chủ nuôi, đảm bảo an toàn cho người xung quanh, được đa số người dân ủng hộ. Chú chó nào chưa được tiêm phòng thì phải tiêm phòng xong mới được mang về, đề phòng chó cắn gây bệnh dại cho người.

Bảo Khánh

Dãy nhà dân ở Long An bị sạt lở, chìm xuống sông Cần Giuộc

Khu vực bờ sông Cần Giuộc đoạn qua xã Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) xảy ra sạt lở khiến 5 căn nhà dạng ki-ốt cùng nhiều tài sản bị nhấn chìm.

Ngư dân 43 tuổi kể chuyện sống sót thần kỳ qua 4 ngày lênh đênh trên biển

Ngư dân Trần Văn Việt (43 tuổi, quê huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) bị ngã xuống biển và sống sót thần kỳ sau 4 ngày đêm lênh đênh trên biển.

Nhiếp ảnh gia bén duyên với vùng cao, được ngàn trẻ em yêu quý

Lê Quang Long từng bán cả xe máy để mua máy ảnh thực hiện đam mê. Và rồi anh trở thành một người hết lòng với việc giúp trẻ em nghèo vùng cao.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng bừng lên 35 độ rồi mưa to dồn dập

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, nóng đến 35 độ, xấp xỉ ngưỡng nắng nóng nên trời khá oi bức. Nhưng từ chiều tối 8-10/6 bắt đầu có mưa rào giông mạnh, nhiệt độ giảm 2-3 độ.

Hành động 'điên rồ' của người đàn ông liên tục bị mất trộm lan quý

Ý tưởng lập khu bảo tồn lan rừng phi lợi nhuận của ông Đỗ Tuấn Hưng từng bị coi là điên rồ. Sở hữu hơn 200 chủng loại lan quý hiếm, ông quyết định trả chúng về với rừng.

Mất điện, thầy trò soi đèn pin, điện thoại dồn sức ôn thi tốt nghiệp

Cao điểm nắng nóng, mất điện luân phiên, học trò ở Nghệ An ôn thi trong phòng học chỉ được thắp sáng bằng ánh đèn điện thoại.

Thúc đẩy lối sống xanh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023

Nhiều hoạt động đã được triển khai nhân dịp Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới 2023 nhằm góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn

Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Đang cập nhật dữ liệu !