The Nation: Mỹ đã tự bêu xấu, chẳng có "bàn tay Moscow" nào cả
Bình luận về kết quả của cuộc bầu cử, giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Michael Rogers nhắc đến "các hành động có ý thức của một quốc gia nào đó nhằm đạt được mục đích nhất định", và ứng cử viên từ Đảng Xanh Jill Stein đã chính thức kêu gọi chính quyền tiến hành kiểm lại phiếu tại bang Wisconsin, do có thông tin về khả năng hệ thống bỏ phiếu bị xâm nhập bởi các tin tặc nước ngoài.
Ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ đời thứ 45 |
Trụ sở chính của bà Hillary Clinton cáo buộc thông tin này, mặc dù một trong những luật sư của đảng Dân chủ nói rằng, họ không tìm thấy "đủ bằng chứng để khởi kiện ra tòa án" về việc có các tác nhân bên ngoài hack hệ thống bầu chọn. Chuyên gia nhắc lại rằng, trong nội bộ Washington Post đã đưa ra tài liệu rất đáng ngờ về "chiến dịch tuyên truyền cao cấp của Nga". Bài báo khẳng định rằng, Moscow có "tác động đến quá trình bầu cử tại Mỹ", nhưng tổ chức đóng vai trò là nguồn của những "tiết lộ" này được giấu tên và đưa ra kết luận trên cơ sở phương pháp luận lạ thường.
Vanden Heuvel nói tiếp, tuy nhiên, nếu Nga thực sự can thiệp vào quá trình bầu cử Mỹ thì mục đích của sự can thiệp này có thể là gì? Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những giả định này là biểu hiện của "sự điên rồ", các chuyên gia an ninh mạng nói rằng, không hề có bằng chứng chắc chắn nào về tội lỗi của Moscow.
Tạp chí Economist cho rằng, "mục đích chính của điện Kremlin" là làm mất uy tín của các tổ chức bầu cử dân chủ, tự do ngôn luận, cũng như giáng đòn nặng nề nhất lên danh tiếng của cả hai ứng cử viên. Đối với các phóng viên của tờ báo Anh, nói chung, "những động cơ của Moscow" thống nhất dưới ngọn cờ chiến lược "tấn công vào uy tín".
"Kể từ khi chúng tôi sử dụng tiếng lóng tiếp thị đối với các cuộc bầu cử dân chủ, chúng ta cũng phải suy nghĩ về lợi tức đầu tư (ROI, Return on investment) mà dường như ông Putin đã làm", Heuvel mỉa mai. Trên thực tế, cả hai ứng cử viên đã sử dụng đường truyền được cấp miễn phí cho họ (trị giá hàng tỷ USD) và dành hơn một tỷ USD để "làm suy yếu tối đa đối thủ", chủ yếu là PR đen. Donald Trump đã từng nói rằng, chiến dịch hiện nay là "bẩn thỉu nhất" không phải vì bất kỳ sự can thiệp nào của Moscow, mà do lỗi của chính các ứng cử viên tranh chức tổng thống.
Những vụ rò rỉ thư từ của Ủy ban Dân chủ Quốc gia và người đứng đầu chiến dịch Clinton John Podesta không mở ra điều gì mới mẻ cho công chúng Mỹ và chắc chắn không "làm mất uy tín" hơn đối với thể chế dân chủ. Theo Vanden Heuvel, chính các phương tiện truyền thông thích lột mặt nạ bao phủ nền tảng tư tưởng của các ứng viên đã tạo ra chương trình nghị sự đối lập.
"Chỉ là các nhà báo, và chắc chắn không phải Putinm, đã quyết định rằng, chủ đề biến đổi khí hậu thảm họa không đáng là điều duy nhất được nhắc đến trong các cuộc tranh luận tổng thống và rằng, đáng ra nên ít quan tâm hơn đến quan điểm đối ngoại đáng lo ngại của bà Hillary Clinton và ông Trump, mà nên quan tâm đến các bức thư của bà Hillary hay là những phát biểu sâu cay của đảng viên Cộng hòa", chuyên gia cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump |
Đừng đổ lỗi cho ông Putin trong việc hệ thống bầu cử "dân chủ mạnh nhất thế giới" cảm thấy hổ thẹn, bởi vì việc bỏ phiếu dân chủ lần thứ hai trong năm trường hợp gần đây đều dẫn đến chiến thắng của ứng cử viên mà không giành được đa số phiếu. Số tiền dành cho cuộc bầu cử tại Mỹ lớn hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, bởi vì cuộc bầu cử Mỹ là đắt nhất, ông Vanden Heuvel nhấn mạnh. Trong năm 2016 cuộc bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống có chi phí kỷ lục lên tới 6,8 tỷ USD, trong đó số cử tri đi bầu chiếm 58% công dân đủ điều kiện bỏ phiếu trong năm nay - vẫn chỉ là một trong những mức thấp nhất trong số các nước dân chủ.
Theo chuyên gia, việc kích động xung quanh "sự can thiệp của Nga" không phải là tình cờ - bằng cách đó, những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ và người theo chủ nghĩa tự do ủng hộ sự can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, sẽ thúc đẩy kịch bản của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Nga.
"Không cần bất kỳ hành động tuyên truyền nào của Nga để hiểu rằng, cuộc bầu cử Mỹ đã diễn ra một cách đáng hổ thẹn. Các nhà lãnh đạo của cả hai đảng, cho dù chỉ quan tâm một chút về tình hình trong nước, cần phải bắt đầu cải cách hệ thống bầu cử và pháp luật. Và không cần đến bất kỳ tin tặc Nga nào làm giảm uy tín tự do báo chí, mà chính truyền thông Mỹ làm điều này, khi cho đăng những bài viết kém chất lượng và hời hợt", Katrina Vanden Heuvel nhấn mạnh.