WHO họp khẩn, cảnh báo biến chủng Covid-19 mới nguy hiểm hơn Delta

Người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Christian Lindmeier cho biết, cần vài tuần nữa để nghiên cứu các tính năng của biến chủng Covid-19 mới B.1.1.529.

“Phân tích ban đầu cho thấy loại virus này có một số lượng lớn các đột biến cần phải nghiên cứu thêm. Chúng tôi sẽ mất vài tuần để hiểu tác động của biến thể này. Các nhà nghiên cứu đang làm việc tìm hiểu rõ ràng hơn về các đột biến và chúng có thể lây truyền như thế nào”, ông Lindmeier nói.

Ông Lindmeier nói thêm rằng, tác động tiềm tàng của biến chủng Covid-19 mới đối với hiệu quả của vắc xin COVID-19 và các công cụ chẩn đoán cũng đang được nghiên cứu.

Bên cạnh đó, WHO đã xếp B.1.1.529 vào nhóm biến chủng đáng lo ngại và đặt tên mới cho chủng virus này.

“Ca mắc biến chủng B.1.1.529 được xác nhận đầu tiên từ một mẫu bệnh được thu thập vào ngày 9/11. Biến chủng này có số lượng lớn đột biến, trong đó có một số đột biến đáng lo ngại. Bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm với biến chủng này cao hơn so với các biến chủng đáng lo ngại (VOC) khác”, WHO thông báo sau cuộc họp khẩn ngày 26/11 để thảo luận về biến chủng mới.

{keywords}
Biến chủng B.1.1.529 có nhiều đột biến chưa từng có đang gây lo ngại toàn cầu. (Ảnh: AP)

WHO đặt tên biến chủng B.1.1.529 mới là Omicron. WHO cảnh báo Omicron có thể gây ra mối nguy hiểm lớn hơn Delta.

Hiện có 4 biến chủng được xếp vào nhóm đáng lo ngại gồm Alpha, Beta (lần đầu tiên được ghi nhận ở Nam Phi), Gamma và Delta. Ngoài ra còn có 2 biến chủng đáng quan tâm là Lambda và Mu.

Ngoài ra, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cũng xếp biến chủng Omicron mới vào nhóm “biến chủng đáng lo ngại”, bên cạnh các biến chủng được phát hiện từ trước gồm Beta, Gamma và Delta.

ECDC cho biết: “Omicron là biến chủng khác biệt nhất đã được phát hiện trong nhiều biến chủng xuất hiện từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát cho đến nay. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng biến chủng này có thể liên quan đến việc tăng khả năng lây nhiễm, giảm đáng kể hiệu quả của vắc xin và tăng nguy cơ tái nhiễm”.

Đồng thời ECDC cũng cảnh báo, Omicron gây ra nguy cơ “từ cao đến rất cao”.

Theo giới chuyên gia, các loại vắc xin hiện có có thể kém hiệu quả hơn đối với biến chủng mới. Biến chủng này có tính lây nhiễm cao hơn so với chủng Delta đang “thống trị trên thế giới”.

Trước đó, biến chủng B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện ở Botswana, nơi có 3 ca mắc đã được giải trình tự gene. Sau đó, 6 ca nhiễm khác được ghi nhận ở Nam Phi và một ca nhiễm ở Hong Kong là du khách trở về từ Nam Phi.

Nhiều quốc gia tạm dừng chuyến bay tới các nước châu Phi

Anh là một trong những quốc gia đầu tiên ban bố lệnh tạm ngừng các chuyến bay từ một số quốc gia châu Phi gồm Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho và Eswatini.

Chính phủ Israel cũng ra thông báo cấm công dân nước này tới các quốc gia miền nam châu Phi và cấm người từ khu vực này nhập cảnh vào Israel do lo ngại biến chủng mới.

Các quốc gia nằm trong danh sách cấm của Israel gồm Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho, Eswatini, Mozambique.

Người nước ngoài từ 7 quốc gia trên không được phép nhập cảnh vào Israel, trong khi công dân Israel trở về từ những nước này phải cách ly 7-14 ngày trong khách sạn khi về nước.

Một số nước Liên minh châu Âu (EU) trong đó có Áo, Pháp, Italy, Hà Lan và Malta cũng đã thông báo cấm nhập cảnh đối với toàn bộ du khách đến từ Nam Phi Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia và Eswatini.

Không chỉ châu Âu, một số nước châu Á cũng lập tức ban bố hạn chế đi lại với nhiều nước châu Phi. Nhật Bản quyết định thắt chặt kiểm soát biên giới với du khách đến từ 6 nước châu Phi gồm Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho và Eswatini bắt đầu từ 27/11.

Chính phủ Ấn Độ yêu cầu tất cả các bang kiểm soát chặt toàn bộ người từ Nam Phi và các quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến chủng mới dù chưa thắt chặt kiểm soát biên giới.

Singapore sẽ tạm ngừng nhập cảnh đối với người không phải công dân của họ đến từ Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe bắt đầu từ ngày 28/11. Công dân và thường trú nhân Singapore từ những nước này trở về phải tự cách ly tại nhà 10 ngày.

Malaysia cũng có động thái tương tự. Philippines tạm ngừng ngay lập tức các chuyến bay đến từ Nam Phi và 6 nước khác do lo ngại biến chủng B.1.1.529. Du khách đến từ 7 nước này sẽ chưa được nhập cảnh Philippines cho đến ngày 15/12.

Danh sách các nước hạn chế đi lại với một số nước châu Phi chắc chắn sẽ còn mở rộng tiếp. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, các nước chưa nên vội áp hạn chế đi lại liên quan đến B.1.1.529.

“Chúng tôi khuyến cáo chưa nên thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại vào thời điểm này. WHO đề nghị các quốc gia áp dụng cách tiếp cận dựa trên khoa học và đánh giá đúng mức độ rủi ro khi áp các biện pháp hạn chế đi lại”, phát ngôn viên WHO Christian Lindmeier cho biết.

Nga: Thị trưởng thành phố bị sa thải vì tiệc tùng sau vụ tai nạn hầm mỏ

Nga: Thị trưởng thành phố bị sa thải vì tiệc tùng sau vụ tai nạn hầm mỏ

Thống đốc tỉnh Kemerovo (Siberia), ông Sergei Tsivilev đã cách chức thị trưởng thành phố Prokopyevsk, ông Vyacheslav Starchenko sau khi ông này tổ chức tiệc linh đình trong ngày để tang những người thiệt mạng vì tai nạn hầm mỏ.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !