Trung Quốc dọa "đáp trả" nếu Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông

Bắc Kinh cảnh báo rằng nếu Mỹ tiếp tục tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ "đáp trả" và nước này vẫn sẽ tiếp tục xây dựng trên Biển Đông.

Hôm 27/10, Hải quân Mỹ đã điều tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke mang tên USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh bãi đá Subi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là khu vực Trung Quốc đã cho xây dựng các hòn đảo nhân tạo trái phép. 

Theo tạp chí The Diplomat, hành động của Mỹ là lời đáp trả trước tuyên bố ngang nhiên hôm 11/10 của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng: "Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất cứ quốc gia nào vi phạm hải phận và không phận Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do hàng hải".

Trung Quốc dọa

Tàu đổ bộ Jinggangshan (Tĩnh Cương Sơn)của Trung Quốc diễn tập gần đảo Hải Nam trên Biển Đông.

Thậm chí, kế hoạch tuần tra trong phạm vi 12 hải lý đã được báo chí đưa tin trước nhiều tuần nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Mỹ vào cuối tháng Chín. Cụ thể, dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên, một số tờ báo cho hay Mỹ sẽ tiến hành "hoạt động bảo đảm tự do hàng hải" (FONOP) trong vòng "2 tuần tới, vài ngày tới và thậm chí trong 24 giờ tới". Mục đích của những thông tin này là nhằm cảnh báo trước cũng như để thời gian cho Trung Quốc chuẩn bị phản ứng. 

Ngay sau khi tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý, trong cuộc họp báo chí thường kỳ hôm 27/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang tuyên bố: "Các ban ngành liên quan đã theo dõi, bám sát và cảnh báo tàu USS Lassen". Tuy nhiên, ông Lu không nêu chi tiết phía Trung Quốc đã điều động bao nhiêu tàu thuyền và bao nhiêu binh sĩ tham gia theo dõi tàu USS Lassen. Nhưng chắc chắn, các tàu thuyền của Trung Quốc chưa tấn công hay có hành động đe dọa tàu chiến Mỹ mà chỉ đưa ra phản ứng theo con đường ngoại giao. 

Phát ngôn viên Lu còn nhấn mạnh: "Tàu chiến Mỹ đã tiến vào vùng hải phận quanh các hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa trái phép mà không được chính quyền Trung Quốc chấp nhận. Hoạt động tuần tra của Mỹ đã đe dọa tới chủ quyền và an ninh của Trung Quốc cũng như gây nguy hiểm cho công dân và hạ tầng cơ sở trên đảo nhân tạo đồng thời làm ảnh hưởng tới nền hòa bình và ổn định trong khu vực. Phía Trung Quốc cực lực lên án hành động này". 

Điều đáng nói, ông Lu vẫn ngang nhiên cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền không tranh cãi" trên quần đảo Trường Sa và "các vùng biển lân cận". Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh tự nhận hoạt động xây dựng các hòn đảo nhân tạo là không vi phạm luật. Phát ngôn viên Lu còn biện minh rằng: "Các công trình xây dựng không ảnh hưởng tới quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và tuân thủ luật pháp quốc tế". 

Ông Lu còn nhấn mạnh: "Hơn bất cứ quốc gia nào khác, Trung Quốc quan tâm nhiều hơn hết tới sự an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông". Và "tuyến đường biển thương mại này không nên có những hành động quân sự". 

Lâu nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng phản đối hoạt động tuần tra của Mỹ trong khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố "vùng đặc quyền kinh tế" song Washington khẳng định hành động này là hết sức bình thường. 

Về phần mình, Mỹ cho rằng Trung Quốc không thể tự xác lập chủ quyền quốc gia với những hòn đảo nhân tạo vốn được xây dựng trái phép trên các "bãi triều thấp" như bãi Subi và Vành Khăn. Do đó, tàu thuyền các nước đều có thể đi vào phạm vi 12 hải lý quanh những hòn đảo này mà không hề vi phạm luật pháp quốc tế. Trên hết, Trung Quốc cũng chưa từng tuyên bố chủ quyền với vùng 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo ở bãi Subi và Vành Khăn nên Bắc Kinh không có quyền phản đối tàu USS Lassen tiến vào khu vực này. 

Trong buổi họp báo, ông Lu cũng phủ nhận việc so sánh hành động tuần tra của Hải quân Mỹ hôm 27/10 với việc các tàu chiến hải quân Trung Quốc từng tiến vào vùng 12 hải lý quanh các hòn đảo của Mỹ ở quần đảo Aleutians. Theo Bắc Kinh, hành động của Mỹ dưới vỏ bọc "bảo đảm tự do hàng hải" nhằm mục đích "đe dọa chủ quyền và an ninh Trung Quốc". 

Tuy nhiên, Mỹ nhấn mạnh không chỉ riêng với Trung Quốc, trong thời gian tới, Hải quân nước này cũng sẽ tiến hành FONOP quanh khu vực các hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philippines. Một vị quan chức Mỹ khẳng định: "Đây sẽ là hoạt động mang tính thường xuyên chứ không chỉ diễn ra duy nhất một lần". 

Phản ứng trước tuyên bố trên, ông Lu nói: "Trung Quốc sẽ có phản ứng trước bất cứ hành động khiêu khích từ mọi quốc gia. Bắc Kinh sẽ theo dõi tình hình một cách cẩn trọng và đưa ra biện pháp đáp trả thích đáng". 

Phát ngôn viên Lu còn khăng khăng nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không thay đổi quan điểm bao gồm việc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa. Theo ông Lu, nếu quốc gia nào có ý nghĩa can thiệp hoặc ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc, quốc gia đó nên "loại bỏ suy nghĩ này càng sớm càng tốt. Nếu buộc phải phản ứng, Trung Quốc sẽ hành động vào thời điểm và theo cách của riêng mình". 

"Nếu Mỹ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, Trung Quốc sẽ buộc phải "tăng tốc xây dựng khả năng đáp trả. Chúng tôi hy vọng Mỹ không tiếp tục có những hành động tự chuốc họa vào thân", ông Lu cảnh báo. 

Theo nhà báo Shannon Tiezzi của tạp chí Diplomat, một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới FONOP sẽ chưa thể xảy ra nhưng rõ ràng, Bắc Kinh khẳng định không chịu lùi bước mà trái lại còn tiếp tục tăng tốc xây dựng trên Biển Đông. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.


MINH THU (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !