Tin thế giới ngày 22/6: WSJ "vạch trần" lời nói dối của Trung Quốc

Trong khi Bắc Kinh tuyên bố có 60 nước ủng hộ lập trường của họ về vấn đề Biển Đông, tờ Wall Street Journal (Mỹ) mới đây khẳng định chỉ đếm được... 8 nước công khai ủng hộ.

Mỹ

* Quốc hội Mỹ đang xem xét khả năng thành lập một bộ phận chuyên theo dõi điệp viên Nga theo mô hình các nhóm làm việc từng hiện hữu trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" với những mục tiêu chung tương tự. Ngoài việc phát hiện các điệp viên và những tội phạm có thể, nhiệm vụ của bộ phận mới còn bao gồm kiểm soát việc các nhà ngoại giao Nga tuân thủ quy tắc di chuyển trên lãnh thổ Mỹ.

Cụ thể, bộ phận mới sẽ gửi yêu cầu đến FBI nghiên cứu tất cả các yêu cầu chuyển dịch của các nhà ngoại giao Nga tại Mỹ về những chuyến đi trong vòng 50 dặm (80,5 km) kể từ nơi làm việc của họ.

Tin thế giới ngày 22/6: WSJ

Thượng viện Mỹ đã bác bỏ luật sở hữu súng đạn của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Nguồn: CBC

* Thượng viện Mỹ đã bác bỏ cả 4 đề xuất hạn chế súng đạn do hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đưa ra. Đây được coi là thất bại “đã được dự báo trước”. Đây cũng là một bằng chứng mới nhất về việc các nhà lập pháp Mỹ đều thống nhất cần phải làm gì đó để giải quyết một vấn đề quan trọng đối với đất nước, tuy nhiên, họ lại không thể tìm ra cách thức hiện thực hóa điều này bởi không khí “mang tính chất chính trị đặc thù” ở Washington.

* Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ một nam thanh niên tại bang Indiana do người này đang lên kế hoạch hỗ trợ cho IS. Người bị bắt giữ được xác định là Akram Musleh (18 tuổi). Thanh niên này dự định đi xe bus từ Indianapolis đến New York, để từ đó bay đi Maroc. Musleh đã bắt đầu có các hành động ủng hộ khủng bố từ năm 2013, khi thanh niên này đăng tải lên mạng xã hội các video của các lãnh đạo khủng bố.

* Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bắt đầu rà soát lập trường, kinh nghiệm và quan hệ tài chính của ít nhất 3 ứng cử viên cho vị trí phó tổng thống.

Một nguồn tin thân cận với quá trình lựa chọn ứng viên của đảng Dân chủ cho biết, 3 vị trí tiềm năng được cân nhắc bao gồm Bộ trưởng Nhà và Phát triển Đô thị Mỹ Julian Castro, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren của bang Massachusetts và Thượng nghị sĩ Timothy M. Kaine của bang Virginia.

* Reuters đưa tin, với tốc độ chi nhanh hơn thu, chiến dịch của Trump bước vào tháng 6 với vỏn vẹn 1,29 triệu USD tiền mặt, so với mức 42 triệu USD trong ngân quỹ của chiến dịch của bà Clinton. Những số liệu mới nhất này vừa được công bố vào ngày thứ Hai (20/6).

Triều Tiên

* Sáng nay, theo giờ địa phương, Triều Tiên lại thử 2 tên lửa đạn đạotầm trung Musudan, tuy nhiên, cả 2 lần phóng này đều thất bại. Hai tên lửa tầm trung Musudan được Triều Tiên phóng đi từ Wonsan và hướng về vùng biển Nhật Bản.

Theo Reuters, dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, một trong số những tên lửa mà Triều Tiên phóng ngày 22/6 bay cao tới hơn 1.000km, còn tên lửa thứ 2 bay được 400 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Đây là lần thứ 5 và thứ 6 Triều Tiên thử thất bại tên lửa Musudan. Trước đó, hồi tháng 4 vừa qua, Triều Tiên đã 3 lần thử tên lửa Musudan, nhưng vẫn chưa lần nào thành công.

* Theo hãng thông tấn Kyodo, ngày 22/6, các nhà ngoại giao cấp cao của 6 nước tham gia đàm phán về chương trình hạt nhân Triều Tiên đã tham dự một cuộc họp an ninh không chính thức lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua để thảo luận về cách thức làm dịu căng thẳng trong khu vực.

Đối thoại Hợp tác Đông Bắc Á 2016, kéo dài trong 3 ngày tại ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, quy tụ tổng cộng 90 quan chức và học giả từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga và Mỹ. Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ cử các phái viên hạt nhân hàng đầu tới tham dự, trong khi đại diện Triều Tiên là bà Choe Son Hui, người tham gia đàm phán 6 bên và có thâm niên đóng một vai trò trong các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ.

Trung Quốc

* Chuẩn đô đốc A.Taufiq R, chỉ huy hạm đội phía tây Hải quân Indonesia, cảnh báo việc tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng lãnh hải của Indonesia chỉ là cái cớ để tiến tới tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Ông Taufig nhấn mạnh tại buổi họp báo ngày 21-6: “Việc tàu cá Trung Quốc ăn cắp cá trái phép trong vùng lãnh hải của Indonesia chỉ là cái cớ, là bước đi để thiết lập tuyên bố chủ quyền vô lý của họ”. Ông Taufig nói thêm: “Khi bạn tuyên bố chủ quyền ở một lãnh thổ nào đó, bạn phải có mặt ở đó và cách để Trung Quốc đạt được điều đó là triển khai tàu cá”.

Tin thế giới ngày 22/6: WSJ

Bà Hoa Xuân Oánh trong buổi trả lời báo chí vào hôm qua (21/6). Nguồn: China Embassy

* Tờ China Daily ngày 22/6 đưa tin Trung Quốc sẽ cung cấp các tuyến hải trình dân sự thường kỳ ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam trước năm 2020. Theo Reuters, báo trên dẫn lời chính quyền Hải Nam (Trung Quốc), cho biết tỉnh này sẽ điều hành các chuyến đi thường kỳ ra Trường Sa của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng.

Liên quan tới vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam "kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC”.

* Trong khi Bắc Kinh tuyên bố có 60 nước ủng hộ lập trường của họ về vấn đề biển Đông, tờ Wall Street Journal (Mỹ) mới đây khẳng định chỉ đếm được... 8 nước công khai ủng hộ. 8 quốc gia được WSJ nêu tên gồm Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, và Lesotho.

Phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mỉa mai: "Chúng tôi biết rằng một số cơ quan truyền thông phương Tây thường 'đổi trắng thay đen', nhưng đến nay mới biết họ còn gặp vấn đề trong đếm số và cộng trừ."

Chỉ trích phương Tây "không biết đếm", nhưng bà Hoa lại giải thích nguyên nhân truyền thông quốc tế chỉ nhận biết được 8 nước ủng hộ Bắc Kinh là bởi hàng chục nước khác ủng hộ nhưng... bằng miệng, không công khai.

* Các chuyên gia An ninh mạng cho biết, lực lượng hackers Trung Quốc sau thỏa thuận an ninh mạng giữa Washington và Bắc Kinh đã chuyển hướng tấn công sang Nga và một số nước khác, được cho là thù địch, bao gồm cả các nước thuộc Liên xô cũ.

Những hoạt động của nhóm Hackers Trung Quốc hướng đến mục tiêu chống Mỹ giảm 90% trong hai năm qua. Sự suy giảm đáng kể các cuộc tấn công mạng của hackes được ghi nhận sau khi Mỹ và Trung Quốc ký một thỏa thuận không tiến hành các hoạt động gián điệp mạng chống lại các bên.

Tuệ Minh (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !