Tin thế giới 31/1: Đức, EU sẽ chống đối nếu Mỹ thông qua trừng phạt Nga

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung và Đông Âu của Quỹ Robert Bosch (Đức) cho rằng: "Nếu các biện pháp trừng phạt mới chống Nga được thông qua, EU và Đức sẽ không tuân thủ theo Mỹ, vì điều đó không đem lại lợi ích cho người châu Âu".

Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc thông điệp Liên Bang

* Ria Novosti đưa tin, đúng 9h10 sáng ngày 31/1 (theo giờ Hà Nội), ông Mỹ Donald Trump đã đọc bản Thông điệp Liên bang đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ, nêu bật những thành tựu mà chính quyền của ông đã đạt được trong năm cầm quyền đầu tiên và tầm nhìn cho 12 tháng tới nhằm "xây dựng một nước Mỹ an toàn, mạnh mẽ và kiêu hãnh".

Theo Nhà Trắng, bản thông điệp này gồm 5 nội dung chính là cải tổ chính sách thuế, nhấn mạnh việc cắt giảm thuế mạnh nhất trong 3 thập kỷ qua đang kích thích kinh tế Mỹ bùng nổ.

>> Đọc thêm: Thông điệp Liên bang Mỹ có gì đặc biệt

Thứ hai là vấn đề cơ sở hạ tầng, ông Trump sẽ công bố kế hoạch đầu tư 1.000 tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Thứ ba là vấn đề nhập cư, chính quyền Trump sẽ công bố các nguyên tắc về cải cách nhập cư, bao gồm an ninh biên giới, hợp pháp hóa những người nhập cư bất hợp pháp khi còn nhỏ, bảo vệ các gia đình hạt nhân và thay thế chương trình thị thực xổ số.

Thứ tư là thương mại, khẳng định các hiệp định thương mại phải công bằng và có đi, có lại. Cuối cùng là vấn đề an ninh quốc gia, Tổng thống Trump sẽ tuyên bố quay trở lại chính sách hòa bình thông qua sức mạnh.

* Bộ Ngoại giao Mỹ quan ngại sâu sắc về vụ bắt giữ công dân Thụy Điển Quế Dân Hải và kêu gọi Bắc Kinh cho phép ông Quế rời khỏi Trung Quốc. Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert cho biết, nước này yêu cầu Trung Quốc phải giải thích lý do bắt giữ ông Quế Dân Hải, công dân Thụy Điển và là đồng sáng lập công ty xuất bản Mighty Current.

Tổng thống Nga Putin

Sputnik đưa tin, ông Stefan Meister, thành viên của Uỷ ban Chính sách Đối ngoại Đức cho rằng việc Mỹ công bố "Báo cáo Kremlin" và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân có tên trong đó có thể dẫn đến những diễn biến phức tạp trong mối quan hệ giữa Washington và châu Âu.

Trả lời hãng tin Sputnik, ông Meister, người cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung và Đông Âu của Quỹ Robert Bosch (Đức) cho rằng: “Đây là một dấu hiệu rõ ràng về sự leo thang căng thẳng đối với Moscow. Hiện nay tại Washington, cả quốc hội và chính phủ đều không quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ với Nga. Đối với Liên minh châu Âu (EU) và Đức, điều này có thể dẫn tới gia tăng bất đồng trong mối quan hệ với Mỹ vì những mâu thuẫn trong chính sách trừng phạt".

Ông Meister nói thêm: "Nếu các biện pháp trừng phạt mới được thông qua, EU và Đức sẽ không tuân thủ theo Mỹ, vì điều đó không đem lại lợi ích cho người châu Âu". Ông Meister cũng gọi những biện pháp trừng phạt của Washington mới có thể "gây khó khăn cho quan điểm chung giữa Mỹ và EU trong quan hệ với Nga cũng như cho sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương".

* Hội đồng An ninh quốc gia và quốc phòng Ukraine (NSDC) tuyên bố nước này ngày 30/1 đã bắn thử một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất được sản xuất nội địa.

Trong một thông báo, NSDC cho biết tên lửa này, được phát triển bởi Cục thiết kế của nhà nước Luch ở Kiev hợp tác với các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân Ukraine, có khả năng tiến hành những cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất và trên biển.

* Hãng tin Interfax dẫn lời Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora ngày 30/1 khẳng định, đến cuối năm 2019, Moscow sẽ cho hồi hương tất cả những người lao động đến từ Triều Tiên, nhằm tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).

Các nước được yêu cầu cho hồi hương tất cả các lao động Triều Tiên trong vòng 2 năm, theo các biện pháp trừng phạt được áp đặt ngày 22/12/2017 liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Đối thoại dân tộc Syria

* Syria cần phải trở thành quốc gia dân chủ dựa trên những nguyên tắc đa nguyên chính trị và công dân bình đẳng. Đây là một trong những nội dung chính trong tuyên bố của Đại hội đối thoại dân tộc Syria tại Sochi được công bố ngày 30/1 trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga.

>> Đọc thêm: Tình hình Syria mới nhất 31/1

Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng chỉ có người dân Syria mới “quyết định được tương lai đất nước của mình bằng các phương tiện dân chủ, bằng con đường bầu cử và cần phải có đặc quyền quyết định thể chế chính trị, kinh tế và xã hội mà không bị áp lực hay sự can thiệp từ bên ngoài, phù hợp quyền và nghĩa vụ quốc tế của Syria”.

Đại hội đối thoại dân tộc Syria diễn ra ngày 30/1 tại Sochi với sự tham dự của 1393 đại biểu, hơn 50 quan sát viên. Đại hội kéo dài hơn 9 giờ trong bầu không khí xây dựng và đã thông qua 3 văn kiện, trong đó có danh sách ứng cứ viên tham gia Ủy ban Hiến pháp.

* Theo Reuters ngày 31/1, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố London đang tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc, đồng thời cho biết còn có nhiều điều cần thực hiện để mở cửa tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp Anh. Tuyên bố này được bà May đưa ra khi bà tới Trung Quốc để hội đàm với các nhà lãnh đạo quốc gia châu Á này.

Bên cạnh đó, bà May cũng cho hay bà sẽ nêu lên vấn đề Hong Kong trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời nhấn mạnh cam kết "Một nhà nước, hai chế độ" của London đối với khu vực này. Thủ tướng Anh cũng nhấn mạnh sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc phải minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Đức Dũng (Tổng hợp)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !