Tin thế giới 19h: Quân đội Nga nhận vũ khí mới, đưa Su-35S tiêu diệt IS

Quân khu miền Trung của Nga sẽ tiếp nhận thêm hơn 1200 vũ khí và thiết bị quân sự mới trong năm 2016 bao gồm hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M, hệ thống radar di động Zoopark-1M và Aistenok.

Tình hình Syria

* Ít nhất 50 người đã thiệt mạng khi hàng loạt vụ nổ bom xảy ra ngày 1/2 tại một đền thờ ở thành phố Sayyida Zeinab, phía Nam thủ đô Damascus, Syria. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bị quy trách nhiệm thực hiện vụ đánh bom này.

Theo các hãng tin địa phương, một trạm xe buýt và tòa nhà trụ sở quân sự cũng bị tấn công. Các vụ nổ bom đã phá hủy nhiều công trình xây dựng và thổi bay hầu hết các phương tiện giao thông trong khu vực. Ít nhất 50 người được cho là đã thiệt mạng.

* Theo FarsNews (Iran), quân đội Syria và các lực lượng thân chính phủ đã đánh chiếm thành công cửa ngõ chiến lược dẫn đến đại bản doanh khủng bố tại bắc Syria hôm 31/1 vừa qua.

Với việc giành được quyền kiểm soát ngọn núi chiến lược al-Rous từ tay Quân đoàn Chinh phạt Hồi giáo (Jeish al-Fatah, quân chính phủ Syria đã chiếm được cửa ngõ dẫn tới căn cứ quan trọng nhất của phiến quân khủng bố tại khu vực phía bắc tỉnh Latakia.

* Các cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột cho Syria đã chính thức bắt đầu tại Geneva ngày hôm qua 31/1 trong bối cảnh quân đội chính phủ Syria đang tấn công cường độ mạnh vào các mục tiêu của quân khủng bố ở ngoại ô thành phố Deir Ezzor.

Vòng đàm phán được tiến hành phù hợp với nghị quyết số 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, dự kiến kéo dài khoảng 6 tháng. Tham gia vòng đàm phán có phái đoàn chính phủ Syria do Tổng thống Bashar al-Assad và các đại diện của phe đối lập Syria được phương Tây hỗ trợ.

* Hôm 31/1, truyền thông Úc đưa tin kẻ tuyển quân cao cấp nhất cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại nước này đã bị tiêu diệt. Neil Prakash, hay còn được biết đến với tên gọi Abu Khaled al-Cambodi, trước đó có liên quan tới âm mưu khủng bố vào lễ kỷ niệm Ngày Anzac, dịp Úc tưởng nhớ những quân nhân đã chết.

Tin thế giới 19h: Quân đội Nga nhận vũ khí mới, đưa Su-35S tiêu diệt IS - ảnh 1

Nga điều Su-35S tới Syria để chiến đấu chống IS.

Nga

* Quân khu miền Trung của Nga sẽ tiếp nhận thêm hơn 1200 vũ khí và thiết bị quân sự mới trong năm 2016. Đó là thông tin vừa được chỉ huy của quân khu, Thiếu Tướng Vladimir Zarudnitsky thông báo hôm 31/1.

Nga đang triển khai chương trình hiện đại hóa 70% vũ khí quân sự trước năm 2020. Ngân sách dành cho chương trình hiện đại hóa quân sự – tái vũ trang này dự kiến lên tới 266 tỷ USD. Ông Zarudnitsky thêm rằng, trong số các thiết bị quân sự dự kiến được bàn giao cho Quân khu miền Trung có hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M, hệ thống radar di động Zoopark-1M và Aistenok cũng như các loại máy bay không người lái như Forpost, Eleron và Orlan.

* Sputnik News ngày 1/2 đưa tin Nga đang có kế hoạch thử nghiệm tiêm kích cơ tân tiến nhất Su-35S trong điều kiện thực tế ở chiến trường Syria tiêu diệt IS. Theo nguồn tin của báo từ các cơ quan quân sự tác chiến, lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu Nga đã quyết định tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên các tiêm kích cơ mới nhất Su-35S trong điều kiện chiến đấu ở Syria tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Nhật Bản

* Kyodo đưa tin, ngày 1/2, chính quyền tỉnh Okinawa, cực Nam Nhật Bản, đã đâm đơn kiện mới nhằm vào chính quyền trung ương liên quan tới kế hoạch tái bố trí căn cứ Không quân Futenma của Mỹ tại tỉnh đảo này. Đây là nỗ lực mới nhất nhằm ngăn chặn việc Chính phủ Nhật Bản gây sức ép thông qua kế hoạch vấp phải làn sóng phản đối gay gắt của cư dân địa phương này.

* Nhật Bản ủng hộ quyết định của Mỹ đưa tàu khu trục vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ngày 1/2, phát biểu họp báo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói: "Động thái đó (của Mỹ) là hết sức quan trọng đối với cộng đồng quốc tế để hợp tác nhằm bảo vệ các vùng biển mở cửa, tự do và hòa bình".

Ông khẳng định các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, với các mục đích quân sự, là "mối quan ngại chung" của cộng đồng quốc tế.

* Nhật Bản đang triển khai hai hệ thống phòng không Patriot ở Tokyo nhằm đối phó với các hoạt động của Triều Tiên, trong bối cảnh Bình Nhưỡng được dự đoán là sắp phóng thử tên lửa tầm xa. Các bệ phóng của hệ thống phòng không Patriot được lắp đặt gần trụ sở của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhằm bắn chặn mọi tên lửa hay các mảnh vỡ từ phía Triều Tiên bay vào lãnh thổ nước này.

* Theo Kyodo, giới chức Nhật Bản ngày 1/2 thông báo nhiều trang web của các cơ quan chính phủ và hạ viện nước này đã bị tê liệt trong một khoảng thời gian nhất định, kể từ đêm 31/1, và nhiều khả năng đó là các vụ tấn công mạng.

Các trang web bị ảnh hưởng là của Bộ Y tế, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội, Bộ Tài chính, Cơ quan dịch vụ tài chính và Hạ viện. Trang web của Bộ Y tế bị gián đoạn từ khoảng 22 giờ 40 phút ngày 31/1 và được khôi phục vào khoảng 12 giờ 10 ngày 1/2.

Khủng hoảng tị nạn châu Âu

* Chính phủ Áo hôm 31/1 cho biết, họ sẽ trục xuất thêm người nhập cư ra khỏi nước này. Trong giai đoạn 4 năm tới, Áo sẽ trục xuất 50.000 người nhập cư và sẽ trợ cấp 500 euro cho những người nhập cư chấp nhận quay về nước. Chính phủ này cũng cho biết, họ đã đưa Morocco, Algeria, cùng với Tunisia vào danh sách những nước an toàn để đẩy nhanh tiến trình trục xuất.

Quốc gia Trung Âu này trước đó đã ấn định hạn ngạch nhập cư, theo đó  trong 4 năm tới sẽ chỉ tiếp nhận 127.500 người xin tị nạn, tức là 1,5% dân số Áo.

* Cơ quan Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol) vừa lên tiếng báo động về thực trạng ít nhất 10.000 trẻ em tị nạn không có người thân đi kèm đang "mất tích" sau khi đặt chân đến châu Âu và nhiều em trong số đó có thể đã rơi vào tay các tổ chức buôn người, bị ép buộc làm nô lệ tình dục hoặc các công việc phi pháp khác.

Thông tin trên được đưa ra sau khi Tổ chức nhân đạo Save the Children cho biết, riêng năm ngoái có khoảng 26.000 trẻ nhập cư vào châu Âu không có gia đình đi kèm.

Tin thế giới 19h: Quân đội Nga nhận vũ khí mới, đưa Su-35S tiêu diệt IS - ảnh 2

Bầu cử Mỹ đã đến giai đoạn gay cấn.

Mỹ

* Ngày 1/2 cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 chính thức khởi đầu tại bang Iowa, hứa hẹn sẽ rất gay cấn vì khoảng cách trong tỉ lệ ủng hộ của các ứng viên rất sít sao. Các ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa sắp đo lường được hiệu quả vận động tranh cử lâu nay của họ, vì bang Iowa thường có “duyên” dự đoán chính xác tổng thống tương lai.

Sau cuộc họp kín tại Iowa, các ứng viên tranh cử tổng thống sẽ bước vào cuộc bỏ phiếu (theo cách truyền thống) ở bang New Hampshire vào ngày 9/2. Trong tháng này cũng sẽ có các cuộc bầu cử ở Nevada và Nam Carolina, lần lượt họp kín và bỏ phiếu ở hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ở các ngày 20, 23 và 27/2.

Myanmar

* Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyichính thức nắm quyền kiểm soát Quốc hội Myanmar hôm 1/2, chấm dứt hơn nửa thế kỷ cai trị của quân đội.

Thế nhưng việc ai sẽ trở thành tổng thống mới của Myanmar và ưu tiên hành đầu của chính phủ vẫn còn là bí mật. Mặc dù bà Suu Kyi giành được ghế trong quốc hội sau cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính vào năm 1962 nhưng theo hiến pháp Myanmar ngăn cản bà làm tổng thống do có chồng và con là người nước ngoài.


Tuệ Minh (tổng hợp)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !