Tin thế giới 18h30: Nhật - Úc sẽ hợp tác sản xuất tàu ngầm lớp Soryu

Lực lượng ly khai miền đông Ukraine đang cố thủ tại thành phố Donetsk; chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tiếp tục đi thị sát các cuộc tập trận tại Đông Hải; Nhật Bản sắp ký thỏa thuận sản xuất hạm đội tàu ngầm với Úc; ...

Biển Đông:

*Ngày 6/7, cộng đồng người Việt tại Áo đã tiến hành cuộc biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Từ 11h - 14h ngày 6/7 tại thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo,  các Hội đoàn người Việt ở Áo gồm Hội Phụ nữ, Hội sinh Viên, Hội doanh nghiệp…cùng hàng trăm người Việt sống tại thủ đô Viên, thành phố Linz cách Viên 200 km, một số sinh viên đến từ Linz và Graz đã tuần hành, biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là cuộc biểu tình lần thứ hai của người Việt tại Áo trong vòng khoảng hai tháng trở lại đây.

Tin thế giới 18h30: Nhật - Úc sẽ hợp tác sản xuất tàu ngầm lớp Soryu - ảnh 1

Cộng đồng người Việt biểu tình tại Áo.

*Giới chuyên gia quốc tế cảnh báo Trung Quốc vẫn ngoan cố không tuân theo luật pháp quốc tế và sẽ tiếp tục hành vi bắt nạt trong khu vực.

Tính đến nay giàn khoan Hải Dương-981 và đội tàu, máy bay của Trung Quốc đã hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần 70 ngày, tiếp tục kéo theo sự lo ngại và chỉ trích của cộng đồng quốc tế. 

Trong bài bình luận mới nhất đăng trên chuyên trang War on the Rocks, Giám đốc chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) Patrick M.Cronin khẳng định Trung Quốc hoàn toàn bất chấp đạo lý và pháp lý khi tuyên bố nước này có quyền dùng tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu cá để bảo vệ giàn khoan trong phạm vi bán kính ít nhất 3 hải lý. 

Ông Cronin chỉ rõ thứ nhất là giàn khoan Hải Dương-981 rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam; thứ hai, theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS), kể cả đối với những giàn khoan nằm trong vùng biển Trung Quốc thì nước này cũng chỉ có quyền khoanh vùng bảo vệ bán kính tối đa 500 m.

Trung Quốc:

*Hôm nay (7/7), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham gia buổi lễ kỷ niệm 77 năm ngày bắt đầu chiến tranh Trung – Nhật và bóng gió chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "người phớt lờ thực tế lịch sử".

Theo hãng tin AP, ngày 7/7/1937 quân đội Trung Quốc và Nhật Bản đã tham gia một trận chiến tại cầu Lư Câu, mở đầu cho cuộc chiến tranh Trung – Nhật mà Bắc Kinh gọi là kháng chiến chống Nhật. Thống kế của chính quyền Bắc Kinh, cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 triệu người Trung Quốc.

Tin thế giới 18h30: Nhật - Úc sẽ hợp tác sản xuất tàu ngầm lớp Soryu - ảnh 2

Ông Tập Cận Bình tiếp tục lên tiếng chỉ trích lịch sử Nhật Bản.

*Trung Quốc hôm nay xác nhận 17 thợ mỏ thiệt mạng sau một ngày mắc kẹt dưới mỏ than bị sập cuối tuần trước ở khu tự trị Tân Cương.

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 20h40 hôm 5/7 khi có 20 người đang làm việc dưới hầm, Xinhua cho hay. Mỏ than do công ty than Dahuangshan Yuxin quản lý, cách thủ phủ Urumqi của khu tự trị Tân Cương khoảng 120 km.

Ba thợ mỏ được giải cứu ngay sau khi tai nạn xảy ra, số còn lại bị mắc kẹt dưới hầm. Lực lượng cứu hộ sáng qua phải bơm khí nitơ vào hầm để làm giảm bớt nồng độ khí gas cho đến khi điều kiện đủ an toàn để bắt đầu tìm kiếm. 17 thợ mỏ này hôm nay được xác nhận đã thiệt mạng.

Ukraine:

*Sau khi giành quyền kiểm soát thành phố Slaviansk hôm 5/7, quân đội chính phủ Ukraine tuyên bố đẩy nhanh kế hoạch chiếm thêm nhiều khu vực miền đông vốn nằm trong vòng kiểm soát của quân ly khai.

“Mệnh lệnh xiết chặt vòng vây đối với các phần tử khủng bố đã có hiệu lực. Nhiệm vụ giải phóng vùng Donetsk và Luhansk vẫn đang được tiến hành”, hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. 

Tin thế giới 18h30: Nhật - Úc sẽ hợp tác sản xuất tàu ngầm lớp Soryu - ảnh 3

Người dân thiệt mạng trong một vụ tấn công tạiSlaviansk.

Việc giành quyền kiểm soát Slaviansk được đánh giá là chiến thắng vang dội nhất của quân đội Kiev sau 3 tháng triển khai các đợt tấn công, khiến hơn 200 binh sĩ chính phủ thiệt mạng cũng như hàng trăm dân thường và lính ly khai. 

“Đây chưa phải là một chiến thắng trọn vẹn. Song, việc triệt tận gốc các tay súng nổi dậy tại Slaviansk là môt điểm nhấn quan trọng mang tính biểu tượng. Đây là dấu hiệu khởi đầu cho cuộc chiến hợp nhất lãnh thổ Ukraine”, ông Poroshenko nói.

*Hôm 6/7, tờ Wall Street Journal đưa tin chính phủ Ukraine đã thề chiếm lại thành phố Donetsk trong chiến dịch truy quét các tay súng ly khai tháo chạy khỏi thành phố trọng điểm Slovyansk, khu vực hiện đang nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội chính phủ. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valeriy Heletey cho hay các lực lượng quân sự chính phủ đã phá hủy hàng loạt xe thiết giáp và tiêu diệt hàng chục binh sĩ nổi dậy trong trận chiến tại Slovyansk hôm 6/7. Theo ông Heletey, quân đội chính phủ "sẽ tiếp tục tấn công cho tới khi hai khu vực Donetsk và Luhansk sạch bóng quân khủng bố". 

Tin thế giới 18h30: Nhật - Úc sẽ hợp tác sản xuất tàu ngầm lớp Soryu - ảnh 4

Lực lượng ly khai tại miền đông Ukraine.

Trong khi đó, Pavel Gubarev, Thị trưởng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng phát biểu trước đám đông rằng lực lượng ly khai sẽ dễ dàng bị tiêu diệt tại Donetsk nếu như Nga không hỗ trợ. Theo ông Gubarev, các tay súng nổi dậy buộc phải rời bỏ Slovyansk bởi một số sĩ quan chỉ huy đã phản bội Girkin và để cho binh sĩ bị quân chính phủ tấn công.

"Chúng tôi sẽ chiến đấu tới cùng bởi chúng tôi không còn đường rút lui. Tôi không muốn mình bị rơi vào tay chính quyền Ukraine", một cựu thợ mỏ mang tên Artyom 32 tuổi trả lời hãng tin AP.

Triều Tiên:

*Trong vòng 2 năm, số lượng tin tặc tinh nhuệ tại Triều Tiên đã tăng gần gấp đôi lên con số 5.900 nhân viên. Đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy năng lực chiến tranh mạng của quốc gia này.

“Triều Tiên đang nắm trong tay 5.900 nhân viên tin học chuyên thực hiện các vụ tấn công mạng. So với cách đây 2 năm, con số này đã tăng gần gấp đôi từ mức 3.000 người. Đơn vị tin tặc này hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Trinh sát với 1.200 chuyên viên tin học xuất sắc”, hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin quân sự của Hàn Quốc cho hay. 

Tin thế giới 18h30: Nhật - Úc sẽ hợp tác sản xuất tàu ngầm lớp Soryu - ảnh 5

Người dùng máy tính tại Triều Tiên (Ảnh minh họa)

Mặc dù, các đơn vị tấn công mạng của Mỹ hiện có khoảng 80.000 nhân viên, song Triều Tiên lại vượt Mỹ và Nhật Bản về số tin tặc tinh nhuệ. Yonhap cho hay số tin tặc xuất sắc tại Mỹ hiện chỉ là 900 còn Nhật Bản là 90. 

*Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới thăm một biệt đội quân sự tiền tuyến tại Đông Hải và chỉ huy các cuộc tập trận, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo hôm nay (7/7).

"Nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã thị sát một biệt đội quốc phòng trên đảo Ung, vốn chịu trách nhiệm bảo vệ tiền đồn tại Đông Hải", hãng tin Yonhap dẫn lời KCNA. Tuy nhiên, KCNA không nói chính xác thời gian ông Kim tới khu vực này. 

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok nhận định đây là "sự việc bất thường khi Triều Tiên công khai thông báo về chuyến thăm của ông Kim tới biệt đội quân sự trên đảo Ung tại Đông Hải và chỉ huy các cuộc tập trận". Khả năng, đây là cách để quốc gia cô lập muốn phô trương sức mạnh quân sự. 

Nhật Bản:

*Tokyo dự kiến sẽ ký kết một thỏa thuận lịch sử về hợp tác xây dựng hạm đội tàu ngầm công nghệ cao cùng Canberra, khi Thủ tướng Shinzo Abe công du tới Australia hôm nay (7/7) nhằm thắt chặt quan hệ hai nước. 

Theo The Australian, thỏa thuận phát triển 12 tàu ngầm với Nhật Bản là dự án quốc phòng lớn nhất của Australia. Thỏa thuận trên cũng sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ chương trình huấn luyện chung giữa lực lượng quân sự hai nước. Việc huấn luyện chủ yếu diễn ra ở Australia. 

Tin thế giới 18h30: Nhật - Úc sẽ hợp tác sản xuất tàu ngầm lớp Soryu - ảnh 6

Nhật Bản vàAustralia bắt tay hợp tác quốc phòng.

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản được đánh giá là loại tàu chạy bằng điện và diesel tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, lâu nay Australia lại bị giới hạn tiếp cận với loại tàu ngầm này do hiến pháp hòa bình của Nhật Bản.

*Tokyo và Canberra còn đang xem xét ký một thỏa thuận song phương nhằm tạo điều kiện cho quân đội Úc đến thăm và tập trận ở Nhật.

Chính quyền của ông Abe vừa có quyết định mang tính lịch sử khi thông qua nghị quyết bãi bỏ lệnh cấm quân đội tham chiến ở nước ngoài, mở đường cho lực lượng này hỗ trợ các quốc gia bạn bè nếu họ bị một kẻ thù chung tấn công. 

Thủ tướng Abbott cũng đã ủng hộ động thái nói trên khi tuyên bố việc này có thể giúp “Nhật đóng góp thêm cho hòa bình cũng như an ninh khu vực và trở thành đối tác chiến lược vững chắc hơn với Úc”, theo tờ The Australian.

*Một cơn bão với cường độ được cho là mạnh nhất trong khoảng 15 năm qua đang tiến vào phía bắc Nhật Bản, mang theo mưa lớn và gió mạnh. 

Theo Reuters, bão Neoguri đang ở phía nam quần đảo Okinawa và di chuyển theo hướng tây bắc với vận tốc 20 km/h, sức gió là 180 km/h, giật hơn 250 km/h. 

Bão có thể tiếp tục mạnh lên và dự kiến quét qua chuỗi đảo Okinawa trước khi đổ bộ vào Kyushu, hòn đảo chính ở cực tây Nhật Bản. Cơ quan Khí tượng nước này cảnh báo người dân ở Okinawa nên sơ tán sớm và có các biện pháp đề phòng để đảm bảo an toàn. Những hình ảnh trên truyền hình cho thấy các ngư dân đang neo lại thuyền bè. 

Mỹ:

*Theo tờ The Verge, hôm 6/7, TSA (Tổ chức Quản lý An ninh giao thông Mỹ) đã công bố kế hoạch cấm các thiết bị điện tử, điện thoại hết pin lên các chuyến bay tới Mỹ từ một số sân bay ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông.

Tin thế giới 18h30: Nhật - Úc sẽ hợp tác sản xuất tàu ngầm lớp Soryu - ảnh 7

Hàng loạt sân bay có chuyến bay thẳng tới Mỹ sẽ được siết chặt an ninh trong thời gian tới.

Với quy định trên, các hành khách sẽ phải chứng minh được thiết bị của mình có thể bật được trước khi lên máy bay.

Các nhà chức trách lo ngại những kẻ khủng bố sẽ ngụy trang bom thành các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại hay máy tính xách tay.

Đây là một trong nhiều biện pháp mới nhằm tăng cường an ninh tại hàng loạt sân bay nước ngoài, có chuyến bay trực tiếp tới Mỹ.

MINH THU (tổng hợp)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !