Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài

Nhật Bản tuyên bố gỡ bỏ hiến pháp cấm quân đội nước này tham chiến tại nước ngoài; Tổng thống Ukraine tái khởi động chiến dịch trấn áp lực lượng ly khai tại miền đông; Hơn 2.400 người Iraq thiệt mạng trong tháng Sáu;.
Biển Đông:

*Sáng nay 1/7, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi, Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Trước sự việc Trung Quốc lai dắt và hạ đặt trái phép giàn khoan Hài Dương-981 vào vùng biển  thuộc chủ quyền của Việt Nam, việc tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là một hành động hết sức có ý nghĩa, góp phần khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài - ảnh 1

Bản đồ Trung Quốc khẳng định nước này không có chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Bên cạnh đó, cuộc triển lãm cũng là dịp giúp bạn bè quốc tế, đặc biệt là người dân Trung Quốc hiểu rõ được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Đồng thời một lần nữa khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ mỗi tác đất, biển,trời thiêng liêng của tổ quốc… 

*Hơn 200 thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines hôm 30/6 đã mở cuộc tấn công đổ bộ vào một bãi biển của kẻ thù giả định gần một bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông.

Cuộc tập trận đã diễn ra tại một bãi biển không người ở gần tiền đồn hải quân của Philippines trên đảo Luzon. Vị trí này cách bãi cạn tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham ở Biển Đông khoảng 220 km về phía đông. 

*Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc đã liên tục có hành động gây căng thẳng ở biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại hòa bình và an ninh khu vực sẽ bị ảnh hưởng. Những động thái của Trung Quốc nhằm phục vụ mưu đồ độc chiếm biển Đông liên tục bị các chuyên gia và truyền thông quốc tế lên án. 

Tờ Bangkok Post ở Thái Lan, quốc gia không có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, hôm 30/6 đã đăng bài xã luận, trong đó nhấn mạnh: "Trong mấy tháng qua, Trung Quốc đã cố tình châm ngòi cho các cuộc tranh chấp, đặc biệt là với Việt Nam".

*Tờ The Philippine Star dẫn lời cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez cảnh báo nếu các bên không phản ứng mạnh với tấm bản đồ dọc mới, Trung Quốc có thể vin vào nó để đẩy mạnh lấn chiếm, xâm phạm trên biển Đông. 

"Các chỉ huy hải quân Trung Quốc sẽ dựa vào bản đồ mới để tự cho mình quyền xâm phạm", ông Golez cảnh báo. 

Cựu cố vấn an ninh Golez còn chỉ trích rằng dù không chính thức đưa lên Liên Hợp Quốc nhưng việc Trung Quốc phát hành bản đồ không có cơ sở pháp lý và lịch sử này là "hành động vô trách nhiệm làm tổn hại hòa bình và an ninh khu vực".

Trung Quốc

*Hàng loạt quan chức cấp cao Trung Quốc hôm 30/6 đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản bao gồm Nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Từ Tài Hậu do nhận hối lộ.

Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài - ảnh 2

Nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Từ Tài Hậu bị bắt giam để điều tra tội tham nhũng.

Ông Từ (71 tuổi) từng là thành viên trong Bộ Chính trị Trung Quốc từ năm 2007 cho đến khi nghỉ hưu vào cuối năm 2012. Theo Tân Hoa Xã, ông Từ sẽ được chuyển giao cho các công tố để chuẩn bị đưa ra tòa án binh xét xử. Giới phân tích nhận định việc tướng Từ bị bắt giam có thể là vụ bê bối lớn nhất của quân đội Trung Quốc trong nhiều năm qua.

*Hàng trăm ngàn người biểu tình ủng hộ nền dân chủ lên kế hoạch đổ xuống các con đường tại Hồng Kông vào hôm nay (1/7). Đây sẽ là cuộc biểu tình lớn nhất tại Hồng Kông kể từ khi thành phố này được trao trả cho Trung Quốc. 

Cuộc biểu tình diễn ra sau khi đặc khu Hồng Kông tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức đề xuất tự bầu cử lãnh đạo vào năm 2017 theo tiêu chuẩn dân chủ quốc tế. Cuộc trưng cầu dân ý này đã thu hút gần 800.000 người tham gia. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh lại khẳng định đây là hành động "bất hợp pháp và không có hiệu lực". 

Ukraine

*Các quan chức Nga và Ukraine đã đồng thuận hợp tác để thông qua một lệnh ngừng bắn song phương giữa lực lượng ly khai và quân đội Kiev cũng như nhanh chóng thiết lập các trạm kiểm soát hoạt động hiệu quả tại biên giới.

Theo hãng tin Reuters, tuyên bố trên được văn phòng Tổng thống Pháp đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin, tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Pháp Francois Holland. Đây cũng là cuộc đàm thoại lần thứ 2 của 4 nhà lãnh đạo cấp cao trong nhiều ngày qua. 

Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài - ảnh 3

Chiếc trực thăngMi-24 của quân đội chính phủ Ukraine tấn công lực lượng ly khai cố thủ tại sân bay quốc tếDonetsk hôm 26/5.

*Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ khi lệnh ngừng bắn hết hiệu lực vào lúc 10 giờ tối (giờ địa phương) ngày 30/6, vào hôm nay (1/7), Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã quyết định không kéo dài thêm lệnh ngừng bắn với lực lượng ly khai tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng để tiếp tục tấn công giành lại miền đông.

"Chúng tôi sẽ tấn công và giải phóng quê hương", hãng tin RT (Nga) dẫn lời ông Poroshenko. 

Sau tuyên bố của Tổng thống Poroshenko, tiếng súng giao tranh đã xuất hiện tại thành phố Kramatorsk thuộc Donetsk.

Nhật Bản

*Hôm nay (1/7), Nội các Nhật Bản đã ra tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm quân đội nước này tham chiến tại nước ngoài. Đây là sự thay đổi quan trọng của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe và khiến Trung Quốc hết sức lo lắng.

Theo hãng tin Reuters, việc gỡ bỏ lệnh cấm quân đội Nhật Bản tham chiến tại nước ngoài là bước thay đổi lớn nhất trong chính sách quốc phòng vốn được Tokyo thiết lập cách đây 60 năm sau Thế chiến thứ Hai. Theo đó, Nhật Bản sẽ thực hiện quyền "phòng vệ tập thể" hay nói cách khác là hỗ trợ một nước bạn bè trong trường hợp quốc gia đó bị tấn công. 

Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài - ảnh 4

Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối thay đổi hiến pháp.

Trong khi đó, hàng trăm người biểu tình bao gồm người già và các liên đoàn lao động đã tổ chức biểu tình tuần hành bên ngoài văn phòng Thủ tướng Abe hôm 1/7 mang theo các khẩu hiểu "Không xóa bỏ Điều 9" và "Chúng tôi phản đối chiến tranh". 

Điều đáng nói là việc Nhật Bản thay đổi hiến pháp trao thêm quyền lực cho quân đội sẽ khiến Trung Quốc lo lắng. Bởi lâu nay, mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn ngày một căng thẳng xung quanh cuộc chiến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. 

Iraq

*Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm 30/6 cho biết đã gửi thêm 200 binh sĩ vũ trang, cùng trực thăng và các thiết bị trinh sát, đến Iraq để bảo vệ cho Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad.

Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài - ảnh 5

Lễ tang tạiKirkuk hôm 23/6.

Cùng với lực lượng 275 thành viên đang bảo vệ tòa đại sứ và 300 chuyên viên quân sự chịu trách nhiệm cố vấn chiến thuật cho quân đội Iraq, số binh sĩ được gửi thêm lần này sẽ nâng tổng số quân Mỹ ở Iraq lên gần 800 người.

*Liên Hợp Quốc công bố ít nhất 2.417 người phần lớn là dân thường đã thiệt mạng tại Iraq trong tháng Sáu năm nay. Đây là con số thương vong cao kỷ lục trong tháng tại Iraq kể từ tháng 5/2007.

Tuy nhiên, con số thương vong được Liên Hợp Quốc công bố chưa tính tới các trường hợp thiệt mạng và bị thương tại tỉnh Anbar, miền tây Iraq vốn nằm trong vòng kiểm soát của các phần tử cực đoan dòng Sunni. 

Pháp 

*Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôm nay (1/7) đã bị bắt để thẩm vấn vì bị nghi ngờ lạm dụng ảnh hưởng của mình. Đây là vụ việc được miêu tả là chưa từng có tiền lệ tại quốc gia này. Theo BBC, ông Nicolas Sarkozy đã bị bắt tại khu vực Nanterre, gần Paris.

Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài - ảnh 6

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.

Trong khi đó luật sư của vị cựu Tổng thống đã bị thẩm vấn trong ngày 30/6 vì bị tình nghi tìm kiếm thông tin nội bộ về một vụ việc chống lại thân chủ của mình.

Diễn biến mới nhất này được xem như một đòn giáng mạnh vào nỗ lực trở lại cuộc đua vào ghế Tổng thống trong năm 2017 của ông Sarkozy.

Mỹ

*Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 30/6 đã đề nghị Bình Nhưỡng thả hai du khách đang bị giam giữ và có nguy cơ bị xét xử với cáo buộc chống nhà nước Triều Tiên.

Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài - ảnh 7

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki.

Truyền thông Triều Tiên cho biết Miller Todd và Jeffrey Fowle đang bị điều tra và sẽ bị đưa ra tòa xét xử dựa trên các cáo buộc "đã được xác minh bởi chứng cứ và tuyên bố của chính hai người này".

Thái Lan

*Tòa án Quân sự Thái Lan vừa phát lệnh bắt giữ người phát ngôn của lực lượng phản đối đảo chính vì nghi ông này liên quan đến số vũ khí dùng trong các phong trào biểu tình. 

Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài - ảnh 8

Jakrapob Penkair, người bị Tòa án Quân sự Thái Lan phát lệnh bắt.

Lệnh bắt nhằm vào Jakrapob Penkair, một thành viên nổi bật của phe áo đỏ, lực lượng ủng hộ chính quyền bị lật đổ hồi tháng 5 và phản đối vụ đảo chính của quân đội Thái Lan.

Ông Jakrapob đồng thời là Thư ký điều hành tổ chức Người Thái tự do vì Nhân quyền và Dân chủ (FT-HD) mới được thành lập nhằm đối đầu với chính quyền quân sự Thái Lan.

Mexico

*Một cuộc đấu súng xảy ra tại nhà kho ở trung nam Mexico giữa quân đội nước này và những người vũ trang canh gác nhà kho đã làm 22 người chết, CNN dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Mexico hôm 30/6.

Tin thế giới 18h30: Nhật Bản sửa hiến pháp, đưa quân đội ra nước ngoài - ảnh 9

Quân đội Mexico.

Trong số 22 nghi phạm bị binh lính bắn chết có một phụ nữ, trong khi có một binh sĩ bị thương. Vụ đấu súng xảy ra tại thành phố Tlatlaya, bang Mexico.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mexico thì các nghi phạm trên canh giữ nhà kho và đã nổ súng khi bị binh sĩ tuần tra phát hiện, khiến lực lượng quân đội bắn trả.
MINH THU (tổng hợp)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !