Thái Lan: Giờ thì đảo chính để làm gì?

Nhân vật nào quan trọng nhất Thái Lan hiện nay? Đó là Prayuth Chan-ocha – Tổng tư lệnh quân đội, người có thể giúp phe biểu tình chiến thắng hay giúp bà Yingluck “vượt bão” chỉ bằng một tuyên bố.
Thái Lan: Giờ thì đảo chính để làm gì? - ảnh 1

Trong những ngày vừa qua, có lẽ điện thoại của văn phòng tướng Prayuth Chan-ocha không lúc nào ngừng nghỉ bởi sẽ có rất nhiều nhân vật thuộc cả hai phe phái chính trị Thái Lan muốn được gặp ông. Với những người của chính phủ đương nhiệm (người ta gọi là phe Thaksin) cuộc gặp sẽ là cơ hội để họ chắc chắn rằng quân đội sẽ không làm đảo chính hay không can thiệp vào chuyện đấu đá của hai phe. Với phe biểu tình do Suthep Thaugsuban cầm đầu, cuộc gặp sẽ là cơ hội để họ thuyết phục tướng Prayuth hạ lệnh cho xe tăng lăn bánh. Nói một cách ngắn gọn, mọi hy vọng chiến thắng của Suthep giờ đây đều phụ thuộc vào hành động của quân đội nước này. Việc quân đội Thái đến giờ này vẫn tiếp tục “đứng nhìn” chính là lý do vì sao Suthep và phe biểu tình đã phải rất nhiều lần thay đổi “ngày giành chiến thắng cuối cùng” mà mới đây nhất là cái hẹn vào ngày 13/1 tới.

Quan điểm của quân đội Thái Lan đến nay vẫn là chưa rõ ràng nghiêng về phía nào nhưng theo các nhà phân tích chính trị, cuối cùng thì tướng Prayuth cũng sẽ buộc phải chọn một bên để bênh vực nếu không đất nước Thái Lan sẽ lâm vào cảnh “mỗi tháng có một cuộc nổi loạn” trong vòng 10 năm tới.

Theo tờ Bưu điện Bangkok, có một điều ít người biết rằng trong Hiến pháp Thái Lan, không hề có dòng nào nói về việc phải dành sự “ưu ái” hay trao vai trò đặc biệt cho quân đội nhưng nó đã là một thứ luật bất thành văn là dù bất kỳ chính phủ nào được thành lập có qua hay không qua bầu cử thì họ vẫn phải dành một số vị trí quan trọng cho các tướng lĩnh quân đội. "Từ nhân dân (sinh ra) và (chiến đấu) vì nhân dân" (By the people and for the people) là khẩu hiệu của nền dân chủ Thái Lan nhưng đã từ lâu người ta buộc phải sửa câu này thành: Từ nhân dân mà ra và (hy vọng rằng) quân đội sẽ cảm thấy hài lòng với nó (với một chính phủ nào đó).

Thái Lan: Giờ thì đảo chính để làm gì? - ảnh 2

Phe áo đỏ tuyên bố sẽ tổ chức biểu tình để chống âm mưu đảo chính. (Ảnh minh họa)

Có một thực tế mà người dân Thái Lan và cả Suthep hay phe áo vàng đều hiểu là họ có thể huy động hàng trăm ngàn, một triệu hay năm triệu người đổ ra đường biểu tình nhưng nếu phải đi đến những hòm phiếu bầu cử, chắc chắn họ sẽ thua. Trong những lời tuyên bố của mình, ông Suthep luôn khẳng định mục tiêu của ông ta là “đánh bật mọi gốc rễ của dòng họ nhà Shinawatra” khỏi Thái Lan nhưng vấn đề là ông này không phải đang chiến đấu với riêng gia đình nhà Shinawatra mà thực chất là ông ta phải chống lại cả đảng Pheu Thai, chống lại một liên minh các doanh nghiệp hùng mạnh với hàng triệu, hàng tỷ USD đầu tư, chống lại Mặt trận thống nhất chống độc tài (UDD) với hơn 15 triệu cử tri…

Xét một cách thông thường, Suthep và phe áo vàng ở Thái Lan không có bất cứ một “cửa giành chiến thắng” nào cho dù họ có lùi bao nhiêu “ngày chót”. Và họ buộc phải tìm đến con đường khác: Sử dụng vũ lực quân đội.

Trong thời gian đầu, khi những cuộc biểu tình mới nổ ra, tướng Prayuth vẫn tuyên bố quân đội sẽ không can dự và thậm chí còn khẳng định rằng “thời của những cuộc đảo chính quân sự đã qua rồi”. Nhưng gần đây, lập trường của tướng này đã có vẻ bắt đầu lung lay khi tuyên bố một cách khá nước đôi rằng “quân đội sẽ dựa vào tình hình để hành động”.

Còn nhớ, hồi năm 2006, vị Tổng tư lệnh quân đội cũng đã từng khẳng định rằng “sẽ không có đảo chính” nhưng rồi nó vẫn cứ diễn ra. Người ta vẫn còn nhớ, trong vòng 80 năm qua, đất nước Thái Lan đã từng chứng kiến 23 vụ đảo chính và “có động cơ đảo chính”. Đến mức nhiều người còn mỉa mai rằng “đảo chính là thứ đặc sản truyền thống của Thái Lan”. Có điều, lịch sử Thái Lan cũng chứng minh rằng những vụ đảo chính là vô nghĩa và gần đây nhất là những ví dụ ở Ai Cập hay Syria.

Thái Lan: Giờ thì đảo chính để làm gì? - ảnh 3

Dù phía quân đội Thái vẫn tiếp tục án binh bất động nhưng hôm 5/1, những người thuộc phe áo đỏ (ủng hộ Thaksin) đã tuyên bố họ sẽ tổ chức những cuộc biểu tình với quy mô rầm rộ hơn nữa để phản đối âm mưu đảo chính của Suthep và phe áo vàng.

Một viễn cảnh nội chiến đang hiển hiện trước mắt người dân Thái Lan.

“Nếu không tỉnh táo, Thái Lan rồi cũng sẽ loạn lạc chẳng kém Ai Cập hay Syria. Đảo chính là điều không nên. Cách tốt nhất để đi đến một nền dân chủ là chiến thắng tại các hòm phiếu”, một nhà nghiên cứu chính trị giấu tên tại Bangkok phát biểu.

Lương Minh

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !